Khi nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam có rất nhiều hình thức để nhà đầu tư lựa chọn. Việc chuyển nhượng vốn cho người nước người cũng là một hình thức đầu tư nhà đầu tư lựa chọn nhiều. Vậy thủ tục chuyền nhượng vốn cho người Trung Quốc được pháp luật quy định như thế nào?
Để khách hàng nắm được thủ tục trên, bài viết sau đây Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục chuyển nhượng vốn cho người Trung Quốc
Cơ sở pháp lý
- Luật đầu tư 2014
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nhân dân Trung Hoa (1992)
Quy định chung về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích các nhà đầu tư của Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình và chấp nhận những đầu tư đó phù hợp với luật và quy định của mình.
- Mỗi Bên ký kết sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để làm visa và cấp giấy phép hoạt động cho công dân của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình đối với những hoạt động liên quan đến đầu tư đó.
- Những đầu tư và các hoạt động liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết sẽ được đối xử công bằng, thoả đáng và được bảo hộ trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
+ Sự đối xử và bảo hộ như nêu trên sẽ không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử đối với những đầu tư và các hoạt động liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư của nước thứ ba.
+ Sự đối xử và bảo hộ như nêu trên không bao gồm bất kỳ sự đối xử ưu đãi nào của Bên ký kết kia dành cho những đầu tư của các nhà đầu tư của nước đầu tư thứ ba trên cơ sở liên minh thuế quan, khu vực thương mại tự do, liên minh kinh tế, hiệp định tránh đánh thuế trùng hoặc mậu dịch biên giới
Như vậy khi người Trung Quốc tiến hành đầu tư, được nhận chuyển nhượng vốn tại Việt Nam sẽ được khuyến khích và bảo hộ đầu tư như quy định ở trên
Quy định về các trường hợp đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật doanh nghiệp việc góp vốn vào công ty được hiểu như sau:
- Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập
Nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của Công ty Việt Nam trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư Trung Quốc từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư Trung Quốc khi nhà đầu tư Trung Quốc đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong Công ty Việt Nam.
Hệ quả khi chuyển nhượng vốn góp cho người Trung Quốc
Việc chuyển nhượng vốn cho người Trung Quốc sẽ dẫn tới hai trường hợp sau:
- Thành viên công ty chuyển nhượng vốn góp của mình cho một thành viên khác là người Trung Quốc trong công ty thì sẽ dẫn tới thay đổi tỷ lệ vốn trong công ty
- Thành viên công ty chuyển nhượng vốn góp của mình cho người Trung Quốc khác không là thành viên công ty thì cá nhân nhận chuyển nhượng sẽ trở thành thành viên công ty và số lượng thành viên công ty sẽ tăng lên, làm thay đổi thành viên trong công ty (trường hợp này không làm tăng vốn điều lệ của công ty)
Điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người Trung Quốc
- Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn trong vốn điều lệ của tổ chức kinh tế theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và các văn bản pháp luật của Việt Nam. Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế cần đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và hình thức đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc 02 nội dung nêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Tùy thuộc vào ngành nghề thì việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác nhau
Hình thức thực hiện chuyển nhượng vốn cho người Trung Quốc
Khi người Trung Quốc muốn nhận chuyền nhượng vốn của một công ty có thể chọn một trong các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác
Các bước thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người Trung Quốc
Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư cho người Trung Quốc
Các trường hợp phải thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty
- Nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, và nhà đầu tư Trung Quốc
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế
Lưu ý: Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không thuộc 2 trường hợp nêu trên thì chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nếu có nhu cầu thì nhà đầu tư vẫn có thể làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Hồ sơ thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
Quy trình thực hiện
- Thẩm quyền: Sở kế hoạch và đầu tư
- Thời gian: Từ 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
- Trình tự thực hiện:
+ Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định nêu trên cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
+ Sau khi nhận được thông báo theo quy định, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi thành viên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng
- Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi đối với cồn ty cổ phần
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên mới là tổ chức hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định của thành viên mới là cá nhân
- Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư 2014
Quy trình thực hiện
- Thời gian nhận kết quả: 03-05 ngày
- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính của công ty
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trên hệ thống thông tin điện tử
- Trình tự thực hiện:
+ Cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ bằng đường bưu điện tới Phòng Đăng ký kinh doanh; Hoặc cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng
+ Sau khi được chấp thuận hồ sơ hợp lệ qua mạng thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ bản giấy tại Phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả.
Chú ý: Sau khi thực hiện thông báo thay đổi do chuyển nhượng vốn tại cơ quan đăng ký kinh doanh; cá nhân chuyển nhượng cần phải thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế tại cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực
Sự khác nhau về việc chuyển nhượng vốn của người Trung Quốc và người Việt Nam
Tiêu chí |
Cá nhân, tổ chức Trung Quốc |
Cá nhân, tổ chức Việt Nam |
Chủ thể thực hiện |
- Cá nhân quốc tịch Trung Quốc - Tổ chức thành lập theo pháp luật Trung Quốc |
- Cá nhân là công dân Việt Nam - Tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông |
Tài sản chuyền nhượng |
Chứng minh tài sản chuyển nhượng vào công ty - Đối với cá nhân: có thể bằng số dư tài khoản - Đối với tổ chức: có thể là báo cáo tài chính |
Không cần chứng minh tài sản chuyển nhượng |
Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp |
Phải thực hiện |
Không phải thực hiện |
Văn bản điều chỉnh |
Bị điều chỉnh, áp dụng theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và các văn bản pháp luật của Việt Nam |
Chỉ bị điều chỉnh, áp dụng các văn bản Việt Nam |
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người Trung Quốc
Câu hỏi 1: Tôi là cá nhân người Trung Quốc nhận chuyền nhượng vốn từ thành viên của một công ty TNHH tại Việt Nam, công ty cho tôi hỏi tôi có phải làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Khi bạn nhận chuyền nhượng vốn từ thành viên của công ty TNHH tại Việt Nam thì theo quy định của pháp luật bạn đang tiến hành đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định 118/2015 “Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”
Theo như quy định ở trên thì bạn không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Câu hỏi 2: Tôi là cá nhân Trung quốc được cổ đông công ty cổ phần chuyển nhương vốn cho. Cho tôi hỏi có phải thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập các nhân không? Và cách tính như thế nào?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy đinh của pháp luật thì bạn phải thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân nơi công ty đặt trụ sợ chính của công ty
Thuế xuất phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế xuất 20%
Thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí hợp lý liên quan
Khách hành cần cung cấp
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ thành chuyển nhượng vốn cho người Trung Quốc
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
- Làm dấu và thông báo mẫu dấu công ty
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com