Bảo hiểm xã hội là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nhưng rất ít người biết và tìm hiểu quy định pháp lý về bảo hiểm xã hội. Điều này sẽ kiến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sẽ bị xâm phạm. Nên vấn đề tìm đến Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội là một trong những việc làm rất quan trọng.
Bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng vấn đề Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội
Cơ sở pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Luật việc làm 2013
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH
- Quyết định số 90/2019/NĐ-CP
- Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Vì sao nên lựa chọn Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội của công ty Luật tư vấn P&P?
- Công ty chúng tôi có kiến thức pháp lý tốt trong lĩnh vực bảo hiễm xã hội, kinh nghiệm xử lý các vụ việc về bảo hiểm trên thực tế rất nhiều
- Hỗ trợ khách hàng tận tình từ việc tư vấn những vấn đề khách hàng thắc mắc việc đồng hành cùng khách hàng giải quyết nhanh chóng các vấn đề về bảo hiểm với cơ quan nhà nước
- Tiết kiệm thời gian cho khách hàng sẽ giúp cho các bạn thực hiện các vấn đề liên quan đến pháp luật mà bạn đang gặp phải, giúp cho các bạn tiết kiệm được thời gian, hỗ trợ các bạn chuyên tâm hơn công việc của mình
- Chi phí phù hợp để khách hàng có thể lựa chọn
Chúng tôi sẽ làm gì khi khách hàng sử dụng Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội?
- Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
- Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội
- Tư vấn về những khía cạnh pháp lý về bảo hiểm xã hội
- Xem xét hợp đồng bảo hiểm xã hội, soạn thảo hợp đồng bảo hiểm xã hội
- Tư vấn vấn và giải quyết các chệ độ bảo hiểm xã hội: Như chế độ thai sản, chế độ hưu trí, chế độ thất nghiệp, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội: Như tranh chấp giữa người lao động với người sự dụng lao động, tranh chấp với cơ quan nhà nước
Sau đây là một số nội dung để khách hàng có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề bảo hiểm xã hội
Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội về những loại bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng động phải đóng
Khi tiến hành kí kết hợp đồng lao động, ngoài các vấn đề về tiền lương, thời gian làm việc, các chế độ đãi ngộ, trang bị bảo hộ, đào tạo bồi dưỡng... thì vấn đề về bảo hiểm được quan tâm rất nhiều. Vậy người sử dụng lao động phải tiến hành đóng những loại bảo hiểm nào cho người lao động. Theo quy định, hiện nay có 04 loại bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng cho người lao động
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội về vấn đề những ai được tham bảo hiểm xã hội?
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm 2014 bao gồm các đối tượng sau
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn
0 Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Được quy định tại Điều 17 Quyết định số 595/QĐ-BHXH gồm các nhóm: Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, nhóm do tổ chức BHXH đóng, nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
- Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc
- Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 595/QĐ-BHXH
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội về vấn đề các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Các mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Mức đóng đối với người lao động
- Người lao động đóng 8% trong các trường hợp sau đây:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
- Người lao động đóng 22% trong các trường hợp sau:
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH
Mức đóng đối với người sử dụng lao động
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
Lưu ý: Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Đối với người lao động: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng
- Đối với người sử dụng lao động: Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN
Mức đóng bảo hiểm y tế
Đối với người lao động: Người lao động đóng 1,5%
+ Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4.
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Đối với người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động đóng 3%
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Đối với người lao động: Người lao động không phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Đối với người sử dụng lao động: người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động
Luật sư tư vấn về các bước để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội
Có hai hình thức để nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm là: nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống các phần mềm liên kết với cơ quan bảo hiểm
- Bước 2: Sau khi nhận được sổ BHXH và thẻ BHYT, đơn vị sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH theo mức đóng và phương thức đóng đã đăng ký.
- Bước 3: Nhận kết quả thủ tục đóng bảo hiểm cho người lao động bao gồm: Sổ BHXH và thẻ BHYT.
Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội về vấn đề phương thức đóng bảo hiểm xã hội?
- Đóng hằng tháng: Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH
- Đóng theo địa bàn: Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ
Vướng mắc khách hàng hay gặp phải về bảo hiểm xã hội
Khách hàng hỏi: Tôi có chút thắc mắc về vấn đề bảo hiểm muốn được tư vấn. hiện nay tôi có 2 sổ bảo hiểm vì trong quá trình làm việc tôi đã có một sổ bảo hiểm ở công ty cũ do gấp gáp và không hiểu rõ quy định của pháp luật nên khi đến công ty mới tôi lại tiến hành làm tiếp một sổ nữa. Bây giờ tôi muốn gộp 2 sổ bảo hiểm trên lại thành một sổ bảo hiểm mới được không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH “Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới”
Như vậy nếu thời gian đóng bảo hiểm của 2 sổ không trung nhau thì bạn có thể tiến được cấp sổ mới theo quy định của pháp luật
Khách hàng hỏi: Tôi đang làm công nhân cho một công ty may mặc, lương của tôi là 6.000.000 đồng/tháng thì tôi phải đóng bao nhiêu tiền bảo hiểm?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật thì bạn phải đóng các loại bảo hiểm sau: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 8% lương, bảo hiểm thất nghiệp 1% lương, bảo hiểm y tế 1,5% lương. Tổng bạn phải đóng là 10,5% lương của bạn
Công thức như sau: Tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x 6.000.000
= 630.000
Vậy với sổ tiền lương là 6.000.000 đồng/tháng bạn phải bảo hiểm 630.000 đồng/tháng
Khách hàng hỏi: Hiện nay tôi làm cho 2 công ty khác nhau, và kí kết hợp đồng lao động với cả 2 công ty. Việc đóng bảo hiểm của tôi sẽ được quy định như thế nào?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ”
Như vậy đối với bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc thì bạn công ty giao kết hợp đồng đầu tiên sẽ đóng cho bạn
Bảo hiểm y tế công ty có mức lương cao hơn sẽ tiến hành đóng cho bạn
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đóng cả 2 công ty theo hợp đồng lao động mà bạn ký kết với cả 2 công ty
Khách hàng cần cung cấp
- Hợp đồng lao động
- Thông tin về ngành nghề lao động
- Chứng minh nhân dân của người lao động
- Hộ khẩu của người lao động
- Thông tin địa chỉ của doanh nghiệp
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về bảo hiểm xã hội
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com