Mức đóng bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động rất quan tâm. Nhất là vấn đề các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Để khách hàng rõ hơn về vấn đề trên, bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng vấn đề các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Cơ sở pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH
- Quyết định số 90/2019/NĐ-CP
- Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Những loại bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng động phải đóng
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chú ý: Người sử dụng lao động khi tiến hành đóng bảo hiểm cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải đóng tất cả các loại bảo hiểm trên
Vì sao phải quan tâm đến các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
- Đây là căn cứ để người sử dụng lao động tiến hành đóng bảo hiểm cho người lao động đúng với quy định của pháp luật
- Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người lao động là bên yếu thế trọng xã hội nên luôn được nhà nước có các chính sách để bảo vệ. Mức đóng bảo hiểm của người lao động cũng được nhà nước hỗ trợ. Từ đây người lao động biết được các mức đóng để bảo đảm quyền lợi của chính người lao động
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội đối với các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào?
Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì có các phương thức sau:
- Đóng hằng tháng: Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH
- Đóng theo địa bàn: Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ
Căn cứ về các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH dựa vào các mức đóng bảo hiểm và dựa vào tỷ lệ phần trăm lương của người lao động
- Tiền lương của người lao động được nghi trên hợp đồng hoặc đựa vào mức lương tối thiểu vùng
Chú ý: Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP như sau:
+ Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV
Chú ý: Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục của Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Các mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Mức đóng đối với người lao động
- Người lao động đóng 8% trong các trường hợp sau đây:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
- Người lao động đóng 22% trong các trường hợp sau:
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH
Mức đóng đối với người sử dụng lao động
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
Lưu ý: Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
- Đối với người lao động: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng
- Đối với người sử dụng lao động: Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN
Mức đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
- Đối với người lao động: Người lao động đóng 1,5%
+ Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4.
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
- Đối với người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động đóng 3%
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Đối với người lao động: Người lao động không phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Đối với người sử dụng lao động: người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động
Chú ý: Để khách hàng có cái nhìn tổng quát nhất về mức đóng bảo hiểm, bảng sau đây chúng tôi tóm tắt lại mức đóng bảo hiểm đối với đối tượng Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
||||||||
Bảo hiểm xã hội |
TNLĐ - BNN |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm y tế |
Bảo hiểm xã hội |
TNLĐ - BNN |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm y tế |
||
Hưu trí, tử tuất |
Ốm đau, thai sản |
Hưu trí, tử tuất |
Ốm đau, thai sản |
||||||
14% |
3% |
0.5% |
1% |
3% |
8% |
- |
- |
1% |
1.5% |
21.5% |
10.5% |
||||||||
Tổng cộng: 32% |
Vấn đề khách hàng thắc mắc về các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Khách hàng hỏi: Khi tôi tiến hành đóng bảo hiểm tôi muốn đóng bảo hiểm dựa vào mức lương tối thiểu vùng. Công ty cho tôi hỏi mức lương tối thiểu vùng của huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Phụ lục của Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì huyện Thanh Trì địa bàn thuộc vùng I nên mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng
Khách hàng hỏi: Tôi đang làm cho công ty may tại Hà Nội với mức lương là 4.500.00 đồng/tháng, khi tôi tham gia bảo hiểm xã hội thì tôi phải đóng bao nhiêu tiền?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì bạn sẽ phải đóng 8% lương của bạn
Công thức sẽ được áp dụng như sau:
Tiền đóng bảo hiểm của người lao động = tiền lương x 8%
= 4.500.00 x 8% = 360.000
Như vậy bạn phải đóng 360.000 đồng/tháng với mức lương 4.500.00 đồng/tháng
Khách hàng cần cung cấp
- Hợp đồng lao động
- Thông tin về ngành nghề lao động
- Chứng minh nhân dân của người lao động
- Hộ khẩu của người lao động
- Thông tin địa chỉ của doanh nghiệp
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về các mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com