Bột tảo xoắn là một loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao so với sản phẩm thực phẩm khác đồng thời có chứa những chất có thể phòng chống được bệnh ung thư nên sản phẩm này rất hữu ích trong cuộc sống. Hơn nữa, Bột tảo xoắn này lại là sản phẩm tự nhiên không bị hóa chất nhiều trong quá trịnh nuôi trồng và sản xuất nên có thể coi là tảo là một sản phẩm mang tính chất tương lại và rất tốt cho con người. Vậy giấy phép sản xuất bột tảo xoắn cần những hồ sơ gì và làm như nào ? Trong bài viết này, P&P sẽ phân tích các nội dung liên quan về vấn đề này:
Tìm hiểu chung về tảo xoắn
1/ Tảo xoắn là gì ?
- Tảo xoắn (tên khoa học là Spirulina platensis) là một loại Cyanobacteria (Vi khuẩn lam) dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi, và thường bị hiểu nhầm là dạng vi tảo.
2/ Giá trị dinh dưỡng
- Hàm lượng protein trong Spirulina thuộc vào loại cao nhất trong các thực phẩm hiện nay, 56%-77% trọng lượng khô, cao hơn 3 lần thịt bò, cao hơn 2 lần trong đậu tương.
- Hàm lượng vitamin rất cao. Cứ 1 kg tảo xoắn Spirulina chứa 55 mg vitamin B1, 40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2 mg vitamin B12, 113 mg vitamin PP, 190 mg vitamin E, 4.000 mg caroten trong đó β-Caroten khoảng 1700 mg (tăng thêm 1000% so với cà rốt), 0,5 mg axít folic,inosit khoảng 500-1.000 mg
- Hàm lượng khoáng chất có thể thay đổi theo điều kiện nuôi trồng, thông thường sắt là 580–646 mg/kg(tăng thêm 5.000% so với rau chân vịt), mangan là 23–25 mg/kg, Mg là 2.915-3.811/kg, selen là 0,4 mg/kg, calci, kali, phosphor đều khoảng là 1.000-3.000 mg/kg hoặc cao hơn (hàm lượng calci tăng hơn sữa 500%).
- Phần lớn chất béo trong Spirulina là axít béo không no, trong đó axít linoleic 13.784 mg/kg, γ-linoleic 11.980 mg/kg. Đây là điều hiếm thấy trong các thực phẩm tự nhiên khác.
- Hàm lượng cacbon hydrat khoảng 16,5%, hiện nay đã có những thông tin dùng glucoza chiết xuất từ tảo Spirulina để tiến hành những nghiên cứu chống ung thư.
- Hàm lượng vitamin D trong tảo xoắn là 120.000 Iu/100g.
3/ Công dụng của Tảo xoắn
- Tảo Spirulina có chứa phong phú các amino acid cần thiết như lysin, threonin...rất quan trọng cho trẻ, đặc biệt là trẻ thiếu sữa mẹ. Hàm lượng khoáng chất và các nguyên tố vi lượng phong phú có thể phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu dinh dưỡng một cách hiệu quả, và cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho trẻ lười ăn.[6]
- Trong tảo Spirulina có chứa nhiều loại chất chống lão hóa như β-caroten, vitamin E, axít γ-linoleic. Những chất này có khả năng loại bỏ các gốc tự do thông qua tác dụng chống oxy hóa, làm chậm sự lão hóa của tế bào, đồng thời sắt, calci có nhiều trong tảo vừa dễ hấp thụ vừa có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp ở người già như thiếu máu, xốp xương.
Để sản xuất bột tảo xoắn có nhất thiết phải làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm không ?
Theo quy định tại Điều 12- Nghị định 15/2018/ NĐ- CP có quy định Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
" 1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng" .
--> Như vậy nếu cơ sở có một trong các loại giấy: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực thì sẽ không cần cung cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn
Điều 19- Luật An toàn thực phẩm có quy định Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
"1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm" .
Hồ sơ xin giấy phép sản xuất Bột tảo xoắn cần những gì ?
Điều 36- Luật An toàn thực phẩm có quy định:
"1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành".
Quy trình thực hiện xin giấy phép sản bột tảo xoắn
Khoản 2- Điều 36- Luật An toàn thực phẩm có quy định:
" 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do" .
Hiệu lực của giấy phép sản xuất phép sản xuất bột tảo xoắn
Điều 37- Luật An toàn thực phẩm có quy định Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
" 1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này" .
Sau khi xin xong giấy phép sản xuất bột tảo xoắn thì đã bán được tảo ra thị trường chưa ?
Sau khi xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn thì chưa thể bán sản phẩm ra thị trường luôn được mà cần phải làm các thủ tục sau:
- Kiểm nghiệm sản phẩm tại các đơn vị kiểm nghiệm có chức năng kiểm nghiệm. Việc kiểm nghiệm này sẽ xác định được chỉ tiêu kiểm nghiệm là những gì và các chỉ tiêu đó có đạt yêu cầu hay không. Kiểm nghiệm sản phẩm giúp đơn vị nắm được chất lượng sản phẩm của mình đến đâu và có đáp ứng theo mong muốn không và đã đủ điều kiện để bán tới tay người dùng chưa
- Công bố sản phẩm tới cơ quan có thẩm quyền. Việc xây dựng hồ sơ công bố này được thực hiện sau khi có kết quả kiểm nghiệm và dựa trên kết quả này để xây dựng hồ sơ công bố phù hợp với quy định pháp luật. Hồ sơ công bố thường gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn công bố sản phẩm
+ Kết quả kiểm nghiệm
+ Nhãn sản phẩm
+ Bản mô tả sản phẩm
+ Giấy phép sản xuất ( Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các giấy tờ khác như đã nêu ở trên)
Vướng mắc khi thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn
Câu hỏi: Giấy phép sản xuất bột tảo xoắn có phải là giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm không ?
Trả lời: Giấy phép sản xuất bột tảo xoắn chính là giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm tuy nhiên ngoài giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm ra thì cơ sở cũng có thể làm một trong các đầu giấy tờ có thể thay thế giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm được là: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực thì sẽ không cần cung cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu hỏi: Khi xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn có cần chuẩn bị những điều kiện về mặt bằng hay thiết bị máy móc để phục vụ hoạt động không ?
Trả lời: Khi xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn cần chuẩn bị mặt bằng nhà xưởng, máy móc, thiết bị dụng cụ, nhân sự và tất cả các tiềm lực để chứng minh cơ sở có đủ khả năng để sản xuất ra sản phẩm thành phẩm tới tay người dùng.
Câu hỏi: Khi thực hiện giấy phép sản xuất Bột tảo xoắn có cần nhiều nhân sự để phục vụ sản xuất hay không ?
Trả lời: Khi thực hiện giấy phép sản xuất bột tảo xoắn thì cần phải có nhân sự đảm bảo về kiến thức an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe để phục vụ sản xuất còn số lượng nhân sự sẽ phụ thuộc vào quy mô của từng xưởng, từng cơ sở nên để biết thêm thông tin chi tiết quý vị có thể liên hệ với P&P để được tư vấn rõ hơn.
Câu hỏi: Khi chưa xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn thì có được phép bán sản phẩm ra thị trường không ?
Trả lời: Khi chưa xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn thì đơn vị chưa được phép bán sản phẩm ra thị trường vì đây là thực phẩm nên khi sản xuất thực phẩm cơ sở phải đáp ứng điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi sản xuất.
Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép bột tảo xoắn
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn;
- Tiếp nhận thông tin để thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn;
- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn;
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng sau khi thực hiện thủ tục xin giấy phép sản xuất bột tảo xoắn.
Liên hệ với Tư vấn P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com