Công ty bạn mới thành lập chưa phát sinh doanh thu hoặc doanh nghiệp có quy mô nhỏ? Bạn chưa muốn thuê một kế toán phụ trách riêng do chưa đủ kinh phí chi trả, muốn tiết kiệm chi phí ra nhưng phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ kế toán – có thể hoàn thành công việc sổ sách, tờ khai, báo cáo theo đúng quy định pháp luật như một kế toán làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp.
Dịch vụ kế toán tại Hà Nội?
Hiểu được vấn đề đó Luật P&P đã triển khai gói dịch vụ kế toán tại hà nội nhằm đem đến giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 133/2016/TT-BTC
- Nghị định 39/2018/NĐ-CP
- Nghị định số 139/2016/NĐ-CP
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ kế toán tại Hà Nội – Luật P&P?
1. Tiết kiệm chi phí
- Không mất chi phí tuyển dụng kế toán viên.
- Không mất chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho kế toán như bàn ghế, máy tính, đồ dùng văn phòng phẩm, phần mềm kế toán, máy in, chi phí đi lại, điện nước,...
- Không mất phí chi trả bảo hiểm xã hội, các khoản thưởng lễ, tết, phúc lợi cho nhân viên, chi phí thăm khám ốm đau,..
- Ngoài ra, sẽ phải mất phí tìm người thay thế cho các trường hợp kế toán xin nghỉ đột xuất hoặc nghỉ sinh.
- 2.Sổ sách đảm bảo chính xác, đúng luật
- Sử dụng dịch vụ kế toán tại Hà Nội Luật P&P bạn sẽ được sử dụng toàn bộ đội ngũ nhân viên của Luật P&P ( gồm nhân viên của bộ phận pháp lý và nhân viên kế toán nhiều năm kinh nghiệm ) nên việc việc xử lý sổ sách là tương đối chính xác.
- Thường xuyên cập nhập những quy định mới nhất liên quan đến Luật quản lý thuế và Luật kế toán.
- Cam kết và đảm bảo luôn hoàn thành nộp tờ khai, báo cáo tài chính theo quy định pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích tối đa của khách hàng và chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế nếu có bất kỳ sai sót gì liên quan đến dịch vụ kế toán tại Hà Nội mà Luật P&P cung cấp.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập dịch vụ kế toán tại Hà Nội Luật P&P công việc chúng tôi sẽ thực hiện gồm:
Bước 1: Cần thực hiện các công việc ban đầu như sau:
1.Mua chữ ký số để sử dụng kê khai thuế.
Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính... mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. Gần đây chữ ký số còn có thể giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội.
Chữ ký số ( token điện tử) là thiết bị không thể thiếu của doanh nghiệp. Không có chữ ký số, doanh nghiệp không thể khai báo thuế ban đầu và nộp lệ phí môn bài.
Dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập Luật P&P sẽ hỗ trợ tư vấn lựa chọn mua chữ ký số ( token) doanh nghiệp ở các đơn vị ưu tín và giá thành hợp lý.
2.Mở tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch, nộp thuế.
Phải mở tài khoản ngân hàng thì mới nộp được tiền thuế môn bài ( Vì hiện nay hầu như tất cả các cơ quan thuế đều yêu cầu thu tiền thuế điện tử).
Ngoài ra những hóa đơn từ 20tr trở lên thì phải chuyển khoản thì mới được đưa vào chi phí và khấu trừ thuế GTGT ( Nên việc mở tài khoản ngân hàng chúng tôi thấy rất cần thiết, công ty nên mở các sớm càng tốt).
Lưu ý: Mở tài khoản ngân hàng xong doanh nghiệp phải làm bổ hồ sơ thông báo thay đổi lên sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, trường hợp doanh nghiệp không làm thông báo trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 31. Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
3.Lập tài khoản khai thuế điện tử tại website của tổng cục thuế để quản lý.
Truy cập vào website :https://thuedientu.gdt.gov.vn/ để thực hiện đăng ký tài khoản khai khai thuế điện tử để mở 1 tài khoản truy cập vào nộp các tờ khai, báo cáo tháng, quý; báo cáo tài chính năm; tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN.
Lưu ý: Lập tài khoản dịch vụ nộp thuế điện tử tại website của tổng cục thuế. Sau đó liên hệ với Ngân hàng (nơi mở tài khoản) xác nhận hoàn tất dịch vụ nộp thuế điện tử.
4.Kê khai và nộp tờ khai lệ phí môn bài.
4.1 Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp mới thành từ sau ngày 25/02/2020 quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì sẽ được Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
4.2. Khai lệ phí môn bài
“1. Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
a) Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.”
2. Hồ sơ khai lệ phí môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
3. Người nộp lệ phí môn bài nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
a) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;
b) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.
4.3 Thời hạn nộp lệ phí môn bài
Căn cứ Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“4. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) nộp lệ phí môn bài như sau:
- Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.
- Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể, ra hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại nộp lệ phí môn bài như sau:
- Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.
- Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.”
5.Làm thông báo phát hành hóa đơn
Thứ nhất, từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp thành lập từ bây giờ thì nên đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử và lưu ý trước khi sử dụng hóa đơn điện tử thì bạn phải làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử.
Thứ hai, Căn cứ khoản theo khoản 2 Điều 10 thông tư 10/2014/TT-BTC tùy vào mức độ hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 6,000,000 đồng đến 50,000,000 đồng.
Trường lập thông báo phát hành không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng, tùy vào mức độ hành vi phạt tiền từ 2,000,000 đồng đến 4,000,000 đồng.
Chúng tôi đã có một bài viết cụ thể về công việc này bạn có thể tham khảo về thủ tục làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
6. Lao động và BHXH (Nếu doanh nghiệp có phát sinh lao động làm việc)
- Báo cáo phải nộp cho Phòng (sở) Lao động thương binh xã hội (DN phải báo cáo tình hình sử dụng lao động, cách xây dựng thang bảng lương ).
- Cơ quan bảo hiểm xã hội: Ký hợp đồng lao động đủ từ 1 tháng trở lên --) Thì doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc
- Nộp kinh phí công đoàn.
Bước 2: Công việc hàng tháng/ quý dịch vụ kế toán tại Hà Nội – Luật P&P gồm:
1.Tập hợp hóa đơn chứng từ
Thu thập: là tập hợp toàn bộ hóa đơn chứng từ phát sinh trong tháng, quý của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp mua HH-DV |
Hóa đơn đầu vào, Phiếu xuất kho của người bán, phiếu nhập kho của doanh nghiệp, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ... |
Khi doanh nghiệp bán HH - DV |
Hóa đơn đầu ra, Phiếu xuất kho, Phiếu thu, Giấy báo có,... |
Các hồ sơ, giấy tờ khác |
Hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng..... |
Xử lý: Kiểm tra phân tích về tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của Hóa đơn, chứng từ kế toán ===) Nếu có sai sót thì tiến hành điều chỉnh – bổ sung kịp thời.
Tính hợp pháp: Hóa đơn: Phải tạo theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài Chính (TT 39/2014/TT-BTC); Các giấy tờ khác như phiếu thu, phiếu chi, xuất kho,.. tạo theo đúng nội dung quy định tại điều 16 của Luật kế toán.
Tính hợp lệ: Nội dung trên hóa đơn chứng từ kế toán phải được phản ánh đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, không tẩy xóa, không dùng mực màu đỏ,...
Tính hợp lý: Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán phải liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
2.Cập nhập các văn bản pháp luật mới
Các trang của Tổng Cục Thuế |
http://thuedientu.gdt.gov.vn/ |
Các trang dịch vụ |
- Hàng tháng, hàng quý làm báo cáo Thuế:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đa số làm báo cáo thuế theo quý nên Luật P&P sẽ lên bảng chi tiết các công việc chúng tôi làm cho quý khách hàng như sau:
Loại báo cáo |
Theo quý |
Thuế giá trị gia tăng |
|
Thuế thu nhập cá nhân |
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn |
|
Hạn nộp tờ khai |
|
Hạn nộp tiền thuế (nếu có) |
|
Bước 3: Công việc dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội của Luật P&P hàng năm gồm:
3.1.Công việc đầu năm:
+ Nộp tiền Lệ phí Môn bài ( hạn nộp là 30/01 hàng năm)
3.2.Công việc cuối năm
- Làm tờ khai:
+ Quyết toán thuế TNCN. Hạn nộp tờ khai: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch ( 30 hoặc 31/3)
+ Quyết toán thuế TNDN. Hạn nộp tờ khai: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thức năm tài chính.
Sau Quyết toán, nếu có phát sinh số tiền phải nộp thêm so với số đã nộp trong năm thì hạn nộp tiền thuế chính là hạn nộp tờ khai quyết toán.
- Làm báo cáo tài chính: Hạn nộp là chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ dịch vụ kế toán tại Hà Nội của Luật P&P công việc chúng tôi sẽ thực hiện cũng giống như doanh nghiệp mới thành lập nhưng về cơ bản các doanh nghiệp này đều thực hiện và hoàn thành bước 1 rồi nên dịch vụ kế toán tại Hà Nội của Luật P&P sẽ thực hiện công việc từ Bước 2 trở đi.
Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến chậm nộp tờ khai mà khách hàng cần nắm được?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.
Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.
Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng liên quan đến dịch vụ kế toán tại Hà Nội của Luật P&P?
Khách hàng hỏi: Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, không có lợi nhuận nên không phải nộp thuế thì tôi có phải làm tờ khai không?
Luật P&P trả lời: Chào bạn, đối với doanh nghiệp không phải sinh doanh thu thì vẫn bắt buộc phải nộp tờ khai thuế GTGT theo quy định về Luật thuế giá trị gia tăng.
Khách hàng hỏi: Doanh nghiệp tôi thành lập ngày 30/3/2020 thì có được miễn lệ phí môn bài không? Tôi đang nghe nói là công ty thành lập sau ngày 25/2/2020 thì được miễn tiền lệ phí môn bài năm đầu tiên.
Luật P&P trả lời: Căn cứ Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài
Bổ sung khoản 8, 9 và khoản 10 Điều 3 như sau:
“8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
- Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
===) Như vậy, trường hợp của công ty bạn sẽ không phải đóng lệ phí môn bài trong năm 2020, năm 2021 bạn mới phải đóng lệ phí môn bài ( mức lệ phí môn bài bạn có thể tham khảo tại quy định bên trên của bài viết).
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com