Thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô là thủ tục quạn trọng trước khi nhà sản xuất muốn bán sản phẩm ra thị trường. Vậy để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô cần những điều kiện gì ? Hồ sơ ra sao ? Làm như thế nào ? Dưới đây là bài viết chia sẻ về về nội dung này để quý vị tham khảo.
Điều kiện để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô cần những gì ?
- Điều kiện về nhân sự: Có nhân sự phụ trách sản xuất, người này nên có hiểu biết về hóa chất vì nguyên liệu để làm chất tẩy rửa có những nguyên liệu làm từ hóa chất
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo để hoạt động sản xuất. Ví dụ có các máy như hệ thống lọc nước RO, máy khuấy, máy ủ, máy chiết rót, máy đóng gói....Tùy theo năng lực của từng đơn vị có những máy móc, thiết bị dụng cụ chuyên biệt để bổ sung vào quá trình sản xuất.
Chú ý: Cơ sở cần đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy và môi trường trước khi đi vào hoạt động sản xuất
- Điều kiện về mặt bằng: Việc có mặt bằng được thể hiện ở chỗ công ty phải chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp như sổ đỏ hay hợp đồng thuê nhà xưởng nếu thuộc trường hợp phải đi thuê. Có sự phâm khu trong khu vực sản xuất như khu nguyên liệu, khu sản xuất và khu để thành phẩm.
- Điều kiện về sản phẩm: Phải có sản phẩm và sản phẩm phải thực hiện đúng quy định về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và đáp ứng quy định về mẫu nhãn sản phẩm.
Quy trình thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô gồm những bước nào ?
Bước 1: Thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể
1.1. Thành phần hồ sơ khi thành lập công ty
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ và các giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh nhận dân, hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ.
1.2. Thời gian thực hiện: 05 đến 07 ngày làm việc
1.3. Nơi tiếp nhận hồ sơ: Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty
1.4. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1.5. Đơn vị cơ sở sản xuất cũng có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô. Nếu lập hộ kinh doanh cá thể thì cần nộp bộ hồ sơ lên UBND Quận/ Huyện nơi đặt trụ sở để thực hiện thủ tục và hồ sơ khi lập hộ kinh doanh cần những giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị theo mẫu
+ CCCCD của người chủ hộ kinh doanh;
+ Kèm theo đơn là hợp đồng thuê và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( Tùy theo từng cơ quan có yêu cầu hay không yêu cầu)
- Thời gian thực hiện: 05 đến 07 ngày làm việc
- Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận hộ kinh doanh
- Chú ý: Dù lập công ty hay hộ kinh doanh thì đều cần có mã ngành nghề sau
+ Mã ngàng 2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh;
+ Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh).
+ Mã ngành 4772 :Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
Bước 2: Đánh giá chứng nhận Iso 9001
- Trong quá trình xin giấy phép sản xuất nước giặt Việc đánh giá chứng nhận Iso 9001 là thủ tục có giá trị chứng minh năng lực nhà xưởng và quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
- Để được chứng nhận Iso 9001 thì đơn vị sản xuất phải đáp ứng được những tiêu chí căn bản sau:
+ Có nhà xưởng, máy móc đáp ứng được quy trình sản xuất ra một sản phẩm
+ Có nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
+ Có giấy tờ chứng minh đầu vào nguyên liệu và đầu ra nguyên liệu
+ Có bộ hồ sơ quy trình áp dụng và sản xuất
- Việc đánh giá chứng nhận phải do tổ chức chứng nhận có năng lực được chỉ định đánh giá.
Bước 3: Kiểm nghiệm sản phẩm
- Kiểm nghiệm sản phẩm có mục đích để xác định chất lượng của sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở mà nhà sản xuất ban hành thông qua các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Vậy cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu nào của sản phẩm và lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm nào uy tín ? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Không phải đơn vị nào cũng thực hiện việc kiểm nghiệm mà kiểm nghiệm này phải được kiểm tại các đơn vị có đủ năng lực để kiểm nghiệm. Chính vì vậy khi kiểm nghiệm sản phẩm cần tìm đơn vị kiểm nghiệm uy tín và đủ năng lực.
- Kết quả kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở thì tức là sản phẩm của khách hàng đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
- Trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm sản phẩm khác so với tiêu chuẩn cơ sở, doanh nghiệp có thể xem xét và quyết định kiểm nghiệm lại sản phẩm hoặc sửa đổi Tiêu chuẩn cơ sở dựa trên cơ sở phù hợp so với quy định pháp luật.
Bước 4: Công bố sản phẩm
- Sản phẩm sau khi được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và kiểm nghiệm các chỉ tiêu thì sẽ đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
- Hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố
+ Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm
+ Quy trình sản xuất sản phẩm
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
+ Mẫu nhãn sản phẩm
+ Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê nhà)
+ Hợp đồng/hóa đơn mua bán nguyên liệu, máy móc phục vụ quá trình sản xuất
Bước 5: Thực hiện các thủ tục liên quan như đăng ký mã số mã vạch và đăng ký logo nhãn hiệu
5.1. Đăng ký mã số mã vạch
a) Hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch gồm:
- Biểu mẫu điện tử kê khai thông tin đăng ký có chữ ký số. Các nội dung trong biểu mẫu điện tử thực hiện theo quy định;
- Bản sao điện tử Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương.
b) Thời gian xử lý:
Trường hợp hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân đóng các khoản phí theo quy định; trong thời hạn 10 ngày, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp mã số mã vạch để sử dụng.
5.2. Đăng ký logo nhãn hiệu
a) Điều kiện để đăng ký logo nhãn hiệu
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” .
b) Thành phần hồ sơ khi đăng ký logo thươn hiệu
- Tờ khai đăng ký;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Nếu thiếu một trong các tài liệu nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền từ chối tiếp nhận đơn.
c) Quy trình thực hiện
Thực hiện thủ tục đăng ký logo thươn hiệu sẽ được thực hiện trải qua các bước như sau:
- Thẩm định về mặt hình thức đơn
- Công bố đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung đơn
- Cấp văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ
Dịch vụ thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô
- Thành lập công ty có ngành nghề để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô;
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô;
- Nhận hồ sơ khách hàng để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô;
- Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô;
- Gặp cơ quan nhà nước và người có liên quan để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô;
- Nhận kết quả để thực hiện thủ tục sản xuất nước rửa kính ô tô;
- Thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch và soạn thảo hồ sơ đăng ký logo thương hiệu.
Liên hệ với P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com