Với cuộc sống hiện đại ngày nay, thuốc là một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, lượng thuốc nhập khẩu từ nước ngoài đang chiếm tỷ lệ lớn hơn so với thuốc nội địa. Vậy thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc như thế nào đang là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới Quý khách hàng Thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc như sau:
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2018/NĐ-CP
- Luật dược 2016
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Nghị định 176/2013/NĐ-CP
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc
Bước 1: Thành lập công ty có ngành nghề nhập khẩu thuốc
- Để thực hiện thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc thì đầu tiên cần thành lập công ty có ngành nghề nhập khẩu thuốc. Đối với công ty đã thành lập nhưng chưa có ngành nghề nhập khẩu thuốc thì công ty cần bổ sung ngành nghề này trước khi thực hiện hoạt động nhập khẩu thuốc thực tế. Thủ tục bổ sung thêm ngành nghề khách hàng có thể tham khảo tại đây.
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc
- Sau khi thành lập, công ty muốn được nhập khẩu thuốc thì cần xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc (Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược).
Bước 1: Thành lập công ty có ngành nghề nhập khẩu thuốc
Những vấn đề quan trọng khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc
Đăng ký ngành nghề về nhập khẩu thuốc
- Theo quy định của pháp luật, Công ty kinh doanh ngành nghề nào thì phải đăng ký ngành nghề đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc kinh doanh ngành nghề không được đăng ký là vi phạm pháp luật doanh nghiệp.
- Sẽ có nhiều khách hàng thắc mắc rằng khi thành lập công ty nhập khẩu thuốc thì việc đăng ký ngành nghề nào là do công ty tự đăng ký hay phải theo quy định pháp luật? Luật tư vấn xin tư vấn căn cứ để lựa chọn ngành nghề kinh doanh là dựa vào Danh sách ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục I Kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Do đó, công ty nhập khẩu thuốc nên đăng ký các ngành nghề sau:
STT |
Tên ngành nghề |
Mã ngành |
1 |
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh |
4772 |
2 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu Chi tiết: Xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh |
8299 |
Tên công ty
- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp.
VD: Đối với công ty nhập khẩu thuốc đơn thuần thì có thể đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + nhập khẩu ABC hoặc Công ty + loại hình doanh nghiệp + thương mại nhập khẩu ABC.
- Tuy nhiên, không phải cứ đặt tên như trên là được chấp thuận bởi tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác. Như thế nào được coi là tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác? Để có thể trả lời câu hỏi này, Khách hàng nên tham khảo bài viết tại đây
- Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục thành lập công ty nhập khẩu hàng may mặc sẽ giúp Quý khách hàng kiểm tra tên công ty và đưa ra những gợi ý phù hợp nhất.
Chọn địa chủ trụ sở công ty
- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động nhập khẩu kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...
- Ngoài trụ sở, công ty nhập khẩu thuốc có thể có nhiều cơ sở khác nhau nên doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh/chi nhánh/văn phòng đại diện tại mỗi cơ sở đó để đảm bảo pháp lý khi hoạt động. Khách hàng có thể tham khảo thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại đây, đăng ký thành lập chi nhánh tại đây
Vốn điều lệ công ty
- Mỗi công ty khi thành lập đều phải có một số vốn điều lệ nhất định. Đối với ngành nghề kinh doanh cần có điều kiện về vốn thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng số vốn tối thiểu đó.
- Ngành nghề nhập khẩu thuốc là ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn nên các thành viên công ty không phải đăng ký vốn pháp định mà chỉ cần đăng ký vốn điều lệ. Số vốn điều lệ cũng không bắt buộc tối thiểu bao nhiêu nên các thành viên có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp
- Hình thức góp vốn vào công ty tùy thuộc vào thành viên góp vốn là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu thành viên góp vốn là doanh nghiệp thì hình thức góp vốn không được bằng tiền mặt mà phải bằng các hình thức: séc, ủy nhiệm chi hoặc phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác phù hợp quy định pháp luật. Còn nếu thành viên góp vốn là cá nhân thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức để góp vốn vào công ty là tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Những ai là thành viên công ty?
- Thành viên công ty hay cổ đông của công ty là những người góp vốn điều lệ cho công ty. Họ cũng chính là chủ sở hữu hay đồng sở hữu công ty.
- Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của thành viên là tổ chức và thành viên là cá nhân là bình đẳng nhau.
Ai là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp?
- Trong công ty nhập khẩu thuốc bắt buộc có người phụ trách hoạt động nhập khẩu và có chứng chỉ hành nghề dược. Tuy nhiên, người này không bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật là thành viên công ty hoặc có thể do công ty thuê để thực hiện quản lý điều hành hoạt động của công ty.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
- Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
- Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật.
- Số lượng người đại diện pháp luật trong công ty: Doanh nghiệp tư nhân có một người đại diện là chủ doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Trình tự thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc
Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc
Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Thẩm quyền
- Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
Thời gian
Từ 03 - 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Xin Giấy phép nhập khẩu thuốc
Giấy phép nhập khẩu thuốc là gì?
- Giấy phép nhập khẩu thuốc là giấy phép cấp cho các cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện để có thể nhập khẩu thuốc vào Việt Nam.
- Giấy phép nhập khẩu thuốc được cấp cho thuốc chưa có giấy lưu hành thuốc tại Việt Nam và cấp cho thuốc phải kiểm soát đặc biệt có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
- Trong phạm vi bài viết này, Luật tư vấn P&P xin tập trung phân tích thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc chưa có giấy lưu hành thuốc tại Việt Nam.
Tại sao phải xin Giấy phép nhập khẩu thuốc?
Công ty muốn nhập khẩu các loại thuốc từ nước ngoài vào để lưu hành trong thị trường Việt Nam thì trước khi nhập khẩu, lưu hành cần xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc.
Những hành vi bị xử phạt khi nhập khẩu thuốc không đúng quy định
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây
+ Nhập khẩu thuốc chưa được phép lưu hành;
+ Nhập khẩu thuốc sau khi nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường;
+ Nhập khẩu thuốc có hạn dùng không đúng quy định về hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Không thu hồi hoặc không phối hợp thu hồi thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn mà cơ sở nhập khẩu đã biết theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Nhập khẩu ủy thác nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế cho các tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, xuất khẩu thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
Những lưu ý đối với giấy tờ trong thành phần hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc
- Các giấy tờ trong hồ sơ nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì hồ sơ phải có thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
- Các giấy tờ trong hồ sơ nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì hồ sơ phải có thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh:
+ Giấy chứng nhận sản phẩm dược
+ Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc;
+ Tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66, điểm d khoản 2 Điều 69, điểm đ khoản 2 Điều 71 và điểm g khoản 2 Điều 72 Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Yêu cầu đối với Giấy chứng nhận sản phẩm dược, trừ đối với thuốc nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định tại Điều 67 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP
+ Đáp ứng quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 76;
+ Phải có chữ ký, tên, chức danh người ký, ngày cấp và dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước sở tại;
+ Phải có xác nhận đầy đủ về các nội dung liên quan đến chữ ký, tên, chức danh người ký và dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước sở tại bởi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước sở tại;
+ Giấy chứng nhận sản phẩm dược để thực hiện quy trình hợp pháp hóa lãnh sự phải là bản chính;
+ Trường hợp thuốc có sự tham gia sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất khác nhau thì Giấy chứng nhận phải ghi rõ tên, địa chỉ, vai trò của từng cơ sở;
+ Phải theo mẫu của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) áp dụng đối với Hệ thống chứng nhận chất lượng của các sản phẩm dược lưu hành trong thương mại quốc tế
- Yêu cầu về xác nhận mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu trừ thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam nhập khẩu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP:
+ Đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 76;
+ Tờ hướng dẫn sử dụng có dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66, điểm d khoản 2 Điều 69, điểm đ khoản 2 Điều 71 và điểm g khoản 2 Điều 72;
+ Tờ hướng dẫn sử dụng để thực hiện quy trình hợp pháp hóa lãnh sự phải là bản chính
+ Mẫu nhãn quy định tại điểm d khoản 2 Điều 65; mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66, điểm d khoản 2 Điều 69, điểm đ khoản 2 Điều 71 và điểm g khoản 2 Điều 72 phải có đóng dấu của cơ sở sản xuất hoặc của cơ sở sở hữu sản phẩm hoặc của cơ sở sở hữu giấy phép sản phẩm (ghi trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược) và của cơ sở nhập khẩu.”
- Các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm tiếp nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Giấy phép nhập khẩu thuốc có chứa dược chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam
Điều kiện cấp phép
Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí:
- Được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên của hội nghị quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho người (The International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use - ICH) hoặc Australia
- Thuốc thuộc một trong các trường hợp sau: Có trong các hướng dẫn chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt; Thuốc dùng cho mục đích cấp cứu, chống độc, chống thải ghép; Thuốc dùng trong chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh ung thư, HIV/AIDS, bệnh viêm gan vi rút, bệnh lao, bệnh sốt rét; các bệnh khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
- Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu
- Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tờ tóm tắt đặc tính sản phẩm được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược
- 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu
- Dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả theo quy định về đăng ký thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế (Miễn nộp tài liệu này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng).
Thời gian thực hiện
- 04 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
- 06 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
Giấy phép nhập khẩu thuốc có chứa dược chất đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị và thuốc có chứa dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị
Điều kiện cấp phép
Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
- Thuộc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố;
- Được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước tham chiếu là nước thành viên ICH hoặc Australia.
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược
- Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại khoản 7 Điều 76 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
- Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tờ tóm tắt đặc tính sản phẩm được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược.
- 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu
- Hồ sơ lâm sàng đối với các trường hợp phải nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc (Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng)
- Đối với thuốc cổ truyền có sự kết hợp mới của các dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam phải có hồ sơ lâm sàng đầy đủ chứng minh đạt an toàn, hiệu quả theo quy định tại Điều 89 của Luật dược và tài liệu chứng minh phương pháp chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận của y học cổ truyền.
Thời gian thực hiện
- 04 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
- 06 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
Giấy phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa
Điều kiện cấp phép
- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi thuốc đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thuốc được Bộ Quốc phòng đề nghị nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng;
+ Thuốc được Bộ Công an đề nghị nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho an ninh;
+ Thuốc được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược hoặc xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước xuất khẩu về việc lưu hành thuốc tại ít nhất 01 nước trên thế giới
- Bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền văn bản đề nghị hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều 67 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, trong đó phải thể hiện các nội dung: tên hoạt chất đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm hoặc tên dược liệu đối với thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền, dạng bào chế, nồng độ hoặc hàm lượng dược chất đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm hoặc khối lượng dược liệu đối với thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nước sản xuất của thuốc.
Thời gian
- Từ 03-05 ngày làm việc
Giấy phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt
Điều kiện cấp phép
- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị và thuộc một trong các trường hợp sau: Thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc; chống thải ghép; Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm; Thuốc có trong hướng dẫn phòng và xử trí sốc phản vệ do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt; Thuốc được sử dụng cho người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh ung thư, HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét; các bệnh hiểm nghèo khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định
- Vắc xin dùng cho một số trường hợp đặc biệt với số lượng sử dụng hạn chế do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở có dữ liệu đạt yêu cầu về chất lượng, hiệu quả, độ an toàn.
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Tài liệu chứng minh chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc xin đề nghị nhập khẩu
- Bản chính văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu rõ lý do đề nghị nhập khẩu thuốc, số lượng bệnh nhân dự kiến cần sử dụng thuốc, nhu cầu thuốc tương ứng và cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng thuốc đề nghị nhập khẩu. Văn bản phải kèm theo bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị đối với nhu cầu nhập khẩu thuốc. Trường hợp cơ sở tiêm chủng không có Hội đồng thuốc và điều trị hoặc trường hợp thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc mà trong văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ghi rõ danh sách bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc thì không phải nộp kèm theo Biên bản
- Danh mục thuốc đề nghị nhập khẩu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 19, 20 hoặc 21 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Báo cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về thuốc đề nghị nhập khẩu gồm các thông tin sau: Số lượng thuốc đã sử dụng, hiệu quả điều trị (trừ vắc xin), độ an toàn của thuốc theo Mẫu số 22 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu Giấy ủy quyền hoặc Giấy phép bán hàng hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác. Nội dung văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP (Không bắt buộc cơ sở cung cấp thuốc phải thực hiện quy định tại khoản 15 Điều 91 của Nghị định này nếu có bản sao Giấy phép kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định). Trường hợp không cung cấp được, cơ sở nhập khẩu phải có văn bản nêu rõ lý do để Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét
Giấy phép nhập khẩu thuốc hiếm
Điều kiện cấp phép
- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Thuộc Danh mục thuốc hiếm;
+ Đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới.
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
- Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu
- Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược
- 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu
Thời gian thực hiện
- 04 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
- 06 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
Giấy phép nhập khẩu thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam
Điều kiện cấp phép
- Thuốc chỉ được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 60 của Luật dược;
+ Có giá bán buôn dự kiến thấp hơn ít nhất 20% so với giá trúng thầu của thuốc biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
+ Được cấp phép lưu hành và xuất khẩu sang Việt Nam từ nước sản xuất hoặc nước tham chiếu là nước thành viên ICH hoặc Australia;
+ Không phải là thuốc phóng xạ, vắc xin hoặc sinh phẩm.
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Tài liệu chứng minh thuốc được lưu hành hợp pháp tại nước sản xuất hoặc nước tham chiếu;
- 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc đang được lưu hành thực tế ở nước xuất khẩu có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu;
- 02 bộ nhãn phụ kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu. Nội dung tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt phải thống nhất với nội dung đã được Bộ Y tế phê duyệt đối với thuốc biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Thời gian thực hiện
- Từ 30-45 ngày làm việc
Giấy phép nhập khẩu thuốc phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước
Điều kiện cấp phép
Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước
- Được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên ICH hoặc Australia
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
- Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại khoản 7 Điều 76 Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Hồ sơ lâm sàng đối với các trường hợp có yêu cầu phải nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc (Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng)
- Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược
- 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sử dụng thuốc phục vụ chương trình y tế của Nhà nước;
Thời gian thực hiện
- 04 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
- 06 tháng đối với hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu
Giấy phép nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo
Điều kiện cấp phép
- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất hoặc nước là thành viên của ICH hoặc Australia và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thuốc viện trợ được các đoàn công tác khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của nước ngoài mang theo để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
+ Thuốc được viện trợ để sử dụng cho người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Thuốc được viện trợ để sử dụng cho các chương trình y tế nhà nước hoặc dự án y tế nhà nước;
+ Thuốc viện trợ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản này và không phải là thuốc gây nghiện, thuốc phóng xạ, vắc xin
Thành phần hồ sơ
- Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 24, 25 hoặc 26 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản chính văn bản của cơ sở nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo, ghi rõ số lượng của từng loại thuốc nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo và cam kết sử dụng thuốc đúng mục đích, đúng đối tượng
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sử dụng thuốc phục vụ chương trình y tế của Nhà nước hoặc dự án y tế của nhà nước đối với thuốc viện trợ nước ngoài thông qua các chương trình, dự án hoặc bản chính văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược
- Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại khoản 7 Điều 76 Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Hồ sơ lâm sàng đối với các trường hợp có yêu cầu phải nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc (Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 72 và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng).
- Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược.
- 02 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học
Điều kiện cấp phép
- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng trong nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng với đề cương nghiên cứu đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật dược;
+ Sử dụng làm thuốc thử trong thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng tại Việt Nam theo đề cương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật dược;
+ Sử dụng làm thuốc đối chứng trong thử tương đương sinh học. Trường hợp thuốc đối chứng là thuốc mới thì chỉ sử dụng trong nghiên cứu theo đề cương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật dược;
+ Sử dụng trong kiểm nghiệm, kiểm định tại các cơ sở sản xuất thuốc hoặc tại các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định thuốc;
+ Sử dụng trong các nghiên cứu khoa học không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này
Thành phần hồ sơ
- 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản phê duyệt của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền tương ứng đối với trường hợp thuốc thuộc điểm a, b và đ khoản 1 Điều 73;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản phê duyệt đề cương thử tương đương sinh học theo quy định tại Điều 100 của Luật dược đối với trường hợp thuốc mới thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 73
- Tài liệu thuyết minh có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu về mục đích, số lượng nhập khẩu và cam kết sử dụng đúng mục đích;
Thời gian thực hiện
- Từ 30-45 ngày làm việc
Giấy phép nhập khẩu thuốc để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ
Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế gồm các giấy tờ sau:
- 01 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
Thời gian thực hiện
- Từ 30-45 ngày làm việc
Giấy phép nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 của Luật dược
Điều kiện cấp phép
- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu không vì mục đích thương mại khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thuộc hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh.
+ Không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuộc hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này hoặc các tổ chức được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu.
- Các thuốc quy nêu trên phải có giấy phép nhập khẩu, trừ các trường hợp sau:
+ Số lượng nhập khẩu không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo;
+ Thuốc nhập khẩu không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân.
+ Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân
Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị nhập khẩu thuốc theo Mẫu số 27 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu đối với đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú. Các giấy tờ này phải có đầy đủ các nội dung sau: Tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, hàm lượng hoặc nồng độ và dung tích; số lượng thuốc (hoặc số ngày dùng thuốc); liều dùng; họ tên, chữ ký của thầy thuốc; địa chỉ của bệnh viện, phòng khám nơi thầy thuốc hành nghề. Trường hợp nộp bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ. Trường hợp thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 thì không phải nộp tài liệu quy định tại điểm này.
Thời gian thực hiện
- Từ 14-21 ngày làm việc
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc
Quy trình thực hiện
- Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
- Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;
- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu;
- Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này
Thẩm quyền
- Thẩm quyền cấp phép nhập khẩu thuốc thuộc Bộ y tế trừ trường hợp tại nhập khẩu thuốc tại điều 75 Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì thẩm quyền thuộc Sở Y tế nơi cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh hoặc nơi người bệnh đang sinh sống hoặc tạm trú hợp pháp hoặc nơi tổ chức đặt trụ sở
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc
- Tối đa 01 năm đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu theo quy định tại các Điều 57, 59, 60, 62 và khoản 1 Điều 61 Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Tối đa 02 năm đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu theo quy định tại Điều 58 và khoản 8 Điều 64 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP
Câu hỏi khách hàng đưa ra khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nhập khẩu thuốc
Câu 2: Công ty nhập khẩu thuốc là công ty cổ phần thì có được làm nhiều con dấu không?
Câu trả lời: Không chỉ công ty cổ phần mà tất cả các doanh nghiệp đều có thể có nhiều con dấu nhưng tất cả các con dấu của doanh nghiệp đều có hình thức và nội dung giống nhau. Mẫu con dấu và số lượng con dấu phải được doanh nghiệp thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Câu 2: Thủ tục thông báo mẫu dấu cho công ty nhập khẩu thuốc thực hiện như thế nào?
Câu trả lời: Thủ tục thông báo mẫu dấu thực hiện như sau:
Thành phần hồ sơ: Thông báo mẫu dấu theo mẫu và Giấy chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.
Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Cách thức nộp: Nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến
Câu 3: Sau khi doanh nghiệp của tôi vừa thành lập xong, tôi có đặt là ngay một con dấu tại công ty khắc dấu. Vậy con dấu sau khi khắc đã phát sinh hiệu lực pháp luật ngay chưa?
Câu trả lời: Để con dấu phát sinh hiệu lực thì doanh nghiệp bạn cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời điểm bạn ghi trên thông báo mẫu dấu về hiệu lực của mẫu con dấu là thời điểm con dấu của bạn có hiệu lực pháp luật.
Câu 4: Sau khi thành lập, công ty nhập khẩu thuốc muốn xuất hóa đơn thì phải làm như thế nào?
Câu trả lời: Để có thể xuất hóa đơn doanh nghiệp cần thực hiện đặt in hóa đơn và thông báo sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế.
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập công ty nhập thuốc
- Nhận tài liệu từ quý khách
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com