Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Hiện nay, Tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng một nhiều. Vì vậy pháp luật đã đặt ra nhiều hướng giải quyết tranh chấp khác nhau. Vậy tranh chấp đất đai là như thế nào, trình tự để giải quyết tranh chấp đất đai ra sao.

Luật tư vấn P&P xin gửi để khách hàng trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Cơ sở pháp lý


- Luật đất đai 2013

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Bộ luật tố tụng hành chính 2015

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP  

Tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, bản chất của tranh chấp đất đai là gì?


Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

- Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai

- Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.

-Tranh chấp đất đai xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với điện tích đất tranh chấp.

Đặc điểm của tranh chấp đất đai


- Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai, trong đó các đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.

- Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

- Đề cao hòa giải, huy động đoàn thể địa phương tham gia.

- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây dựng...

Các loại tranh chấp đất đai phổ biến


- Tranh chấp về quyền sử dụng đất

+ Tranh chấp về ranh giới đất , quyền sử dụng đất liền kề, Lối đi chung

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế

 + Tranh chấp đòi lại đất

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

+ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất

 + Tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…

- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

+ Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Lưu ý: Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

- Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.

- Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai


-Tranh chấp đất đai thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh, cụ thể:

+ Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai (buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn); Nếu không hòa giải mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện.

+ Trường hợp đất tranh chấp mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với việc không có giấy tờ.

- Tranh chấp liên quan đến đất đai (loại 2) thì chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết khác (không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai). Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Nguyên tắc giải quyết khi giải quyết tranh chấp đất đai


- Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.

- Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

- Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai


Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau

- Giải quyết tranh chấp đất đai theo con đường thủ tục hành chính

+ Hòa giải ở cấp cơ sở: UBND cấp xã

+ UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ TN-MT

- Giải quyết theo con đường tố tụng dân sự: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án cấp có thẩm quyền.

Các hướng giải quyết tranh chấp đất đai


- Hướng giải quyết 1 : Tự hòa giải

- Hướng giải quyết 2 : Hòa giải cơ sở

- Hướng giải quyết 3 : Khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai


 Tự hòa giải

 Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính (hòa giải cơ sở)

-  Sau khi các bên có tranh chấp đất đai mà không tự mình hòa giải được thì sẽ gửi yêu cầu hòa giải lên UBND các cấp  để tiến hành tiếp tục hòa giải

Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy tra 1 trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)

+ Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Lưu ý : Sau khi có văn bản hòa giải thành thì các chủ thể có quyền làm đơn để Tòa án công nhận hòa giải thành ngoài tòa án

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:

Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự.

- Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể có thể yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết

Việc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai theo con đường tố tụng dân sự

Khi các bên có tranh chấp không hòa giải cơ sở thành và một trong các bên có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết

- Theo quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với tranh chấp đất đai các đương sự sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi có đất để giải quyết.

+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

- Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ được giải quyết theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự

Điều kiện bắt buộc để Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai


- Phải thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở (Có biên bản hòa giải không thành) (trừ một số trường hợp quy định  tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP không bắt buộc hòa giải cơ sở )

- Phải có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và kèm theo các tài liệu chứng minh quyền khởi kiện của mình

Giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường


Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

- Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ đủ : Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

Bước 4 : Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng - Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ

Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ

Cách 1 : Yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết  

Quy trình thực hiện sẽ như sau

- Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Hồ sơ yêu cầu giải quyết

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chú ý : Trường hợp tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

- Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

- Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

- Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc có quyền

+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh

- Khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh và có làm hồ sơ yêu cầu UBND cấp tỉnh giải quyết. Bộ hồ sơ như sau

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

- Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

+ Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

+ Không đồng ý kết quả giải quyết thì: Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh).

Lưu ý: Thời hạn giải quyết tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh không tính những thời gian sau:

+ Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;

+ Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;

+ Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và điểm b khoản 2 Luật Đất đai 2013 quy định thì Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định để chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Một số câu hỏi vướng mắc của khách hàng khi giải quyết tranh chấp đất đai


Khách hàng hỏi : Gia đình tôi có tranh chấp đất đai với gia đình ông T nhưng không tự thỏa thuận được với nhau thì gia đình tôi có thể gửi đơn tới đâu để được giải quyết, ra UBND hay khởi kiện ra tòa?

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Luật hòa giải cơ sở 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại tòa án hoặc khiếu nại lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tương ứng với mỗi phương thức, quy trình và thủ tục giải quyết khác nhau.

Tại Điều 202 Luật đất đai 2013 có quy định

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Và Điều 203 Luật đất đai có quy định Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cao hơn

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Trong trường hợp khiếu nại, người được giải quyết có quyết định giải quyết khiếu nại của UBND thì cũng có thể khiếu nại lên cấp trên của cơ quan đó, hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng về hành chính.

Khách hàng hỏi : Trong quá trình sử dụng đất Tôi có phát sinh tranh chấp đất với gia đinh anh H. Vậy tôi có phải bắt buộc tự hòa giải với gia đình anh H hay không.

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Như vậy với quy định trên thì bạn không cần phải phải bắt buộc tự hòa giải, mà bạn làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở là UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Khách hàng hỏi : Bố tôi có để lại cho tôi mảnh đất. Năm 2016 tôi được cấp sổ đỏ. Năm 2017  gia đình anh T xây dựng công trình nên đã lấn chiếm một phần diện tích đất được cấp sổ đỏ của tôi. Tôi có yêu cầu gia đình anh T trả lại cho tôi diện tích đất bị lấy chiếm nhưng anh T không nghe. Nên tôi đã làm đơn ra Tòa án để Tòa giải quyết, nhưng bị Tòa án trả lại đơn vì trong đơn của tôi thiếu biên bản hòa giải. Vậy tôi muốn hỏi tranh chấp giữa tôi và gia đình anh T thì có bắt buộc phải thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã hay không ?

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Như vậy, UBND cấp xã không tự hòa giải mà các bên phải có đơn yêu cầu:

Trừ trường hợp quy định định tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sau đây thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án:

- Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…

Như vậy  theo quy định trên và áp vào tình huống của bạn thì đối với tranh chấp giữa bạn và gia đình anh T thì bắt buộc phải thực hiện hòa giải cơ sở tại UBND xã. Để Tòa án thụ lý đơn và giải quyết thì bạn phải có biên bản hòa giải không thành nộp kèm theo đơn khởi kiện.

Khách hàng hỏi : Việc hòa giải cơ sở được thực hiện theo trình tự như thế nào

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai thì « Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. »

Như vậy sau khi có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai kèm theo các tài liệu chứng minh theo đơn thi UBND cấp xã phải tổ chức phiên hòa giải tranh chấp đất đai. Thời gian để tiến hành hòa giải cơ sở quy định trong Luật hòa giải cơ sở và Luật đất đai 2013 không quá 45. Kết thúc phiên hòa giải thì phải lập thành biên bản cà có chữ ký của những người tham gia.

Khách hàng hỏi : Tôi và ông A có tranh chấp đất đai. Tôi có nôp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lên UBND. UBND cấp xã tiến hành hòa giải tới 2 lần mà ông A không có mặt. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp hòa giải mà ông A vắng mặt lần thứ 2 thì có thể coi là hòa giải không thành hay không ?

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

- Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt, trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành.

Như vậy trường hợp mà ông A vắng mặt 2 lần tại các phiên hòa giải mà không có lý do chính đáng thì được coi là hòa giải không thành.

Khách hàng hỏi : Trường hợp không có sổ đỏ hoặc không liên quan tới tài sản gắn liền với đất như tranh chấp về lối đi, ranh giới, mốc giới... thì sẽ giải quyết theo thủ tục như thế nào ?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận thì có thể lựa chọn một trong hai hinh thức sau :

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.

Đối với tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhận, cộng đồng với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một trong các bên không đồng ý lần đầu thì có thể khiếu nại lên cấp tỉnh, thậm chí khởi kiện vụ án hành chính đối với chính quyết định giải quyết của UBND cấp huyện.

+ Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Khách hàng hỏi : Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai sẽ có nhưng nội dung gì ?

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ thông tin sau:

+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

+ Thành phần tham dự hòa giải;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Lưu ý: Khi nhận biên bản thì phải chú ý xem có đủ nội dung trên hay không? Vì trên thực tế giải quyết tranh chấp đất đai, nếu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã mà ghi thiếu thông tin thì có thể bị trả lại đơn yêu cầu khi yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc sẽ bị Tòa án trả lại đơn khi khởi kiện.

Khách hàng hỏi : Gia đình tôi có mua một lô đất nền có diện tích khoảng 350m2 vào năm 2015  của Anh H và  đã được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, gia đình tôi chưa có nhu cầu sử dụng, nên đã cho anh H chủ cũ tiếp tục sinh sống tại mảnh đất đó.

Đến cuối năm nay, gia đình tôi có yêu cầu anh H dọn đi để xây dựng nhà cửa trên khu đất nền đó và sử dụng làm nơi sinh hoạt, kinh doanh. Nhưng anh H không chịu dọn đi mà còn chửi bới và hành hung tôi. Vậy trong tình huống này, gia đình tôi phải giải quyết như thế nào cho phù hợp và đúng với quy định của pháp luật?

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo quy định tại Điều 439 Bộ luật dân sự 2015, đất đai là một trong những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó, tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với khu đất nền có diện tích 350m2 của gia đình bạn phát sinh kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Như vậy gia đình bạn có toàn quyết sử dụng, định đoạt,  diện tích đất nền đó theo quy định tại Điều 169 Bộ luật dân sự 2015. Cho nên gia đình bạn quyền đòi lại diện tích đất nói trên.

Cách giải quyết : Trước hết bạn làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên UBND xã nơi có đất để tiến hành thực hiện hòa giải tranh chấp đất. Trong trường hợp hòa giải không thành bạn có quyền làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân nơi có đất để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Nội dung đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Kèm theo đơn khởi kiện chiếm dụng đất là các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của gia đình anh Trung là hợp pháp.

Khách hàng hỏi : Bố tôi mua đất của ông A, khi mua đất có một lối đi chung với ông A (ông A còn có một lối đi khác). Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố tôi thì Ủy ban nhân dân không thể hiện trong đó có lối đi chung với ông A. Mặc dù trong bản đồ địa chính có thể hiện ngõ đi chung từ đất nhà bố tôi ra đường của thôn. Việc tranh chấp ngõ đi chung có thuộc thẩm quyền của Tòa án không ?

Luật tư vấn P&P trả lời : Theo nội dung mà bạn trình bày thì việc giải quyết tranh chấp lối đi giữa bố bạn và ông A xảy ra tình huống, cụ thể như sau:

- Trường hợp: Đất thổ cư của hộ ông A đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có cả diện tích lối đi cũ thì việc giải quyết tranh chấp lối đi đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1, Điều 203, Luật Đất đai năm 2013.

- Trường hợp: Lối đi hiện nay còn tồn tại Nhà nước chưa công nhận cho ai sử dụng nếu bà B tranh chấp với ông A về quyền sử dụng lối đi này thì bà B có quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.

Nhưng trước khi đưa tranh chấp này ra Tòa án thì Bố bạn và Ông A sẽ phải tiến hành hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã nơi có đất. Trong trường hợp hòa giải không thành thì một trong các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp về lối đi chung.

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan về giải quyết tranh chấp đất đai

- Hỗ trợ quý khách hàng trong giải quyết tranh chấp đất đai

- Soạn thảo các giấy tờ liên quan

- Đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai

- Tham gia giải quyết tranh chấp đất đai

Khách hàng cần cung cấp


Thông tin cần cung cấp

- Thông tin về thửa đất

Tài liệu cần cung cấp

- Bản sao sổ hộ khẩu

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân

- Bản sao trích lục thửa đất

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược