Hiện nay nhu cầu quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, chính vì vậy có nhiều hình thức quảng cáo cho các doanh nghiệp lựa chọn, một trong các hình thức khá được ưa chuộng hiện này là quảng cáo bằng công trình quảng cáo. Theo quy định của Luật Quảng cáo thì khi muốn quảng cáo bằng công trình quảng cáo thì phải có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo. Vậy thủ tục để xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo là như thế nào. Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
Quảng cáo là gì? Giấy phép xây dựng công trình quảng cáo là gì?
Theo quy định tại Luật Quảng cáo
- Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
- Màn hình chuyên quảng cáo là phương tiện quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự.
- Giấy phép xây dựng công trình quảng cáo hay còn được gọi là giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước cấp khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu xây dựng công trình quảng cáo và có làm hồ sơ xin cấp giấy phép.
Tại sao phải xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo?
Theo quy định tại Luật quảng cáo
- Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng
- Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cũng theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng, đối với trường hợp xây dựng công trình quảng cáo mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trường hợp xây dựng công trình quảng cáo nào thì phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
Theo quy định của Luật quảng cáo các trường hợp xây dựng công trình quảng cáo phải xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo bao gồm:
- Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
- Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
- Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư
- Đối với xây dựng công trình trong đô thị
+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định, nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận; và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ. Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; năng lượng; giao thông; khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa. Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại; và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo phù hợp với quy định pháp luật.
Hồ sơ thực hiện thủ xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
- Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
- Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
- Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
Thẩm quyền và thời gian thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
- Trường hợp địa điểm xây dựng công trình quảng cáo không nằm trong quy hoạch thì sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện nơi tiến hành xây dựng công trình quảng cáo.
- Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy phép xây dựng công trình quảng cáo chỉ có hiệu lực tại địa điểm xây dựng công trình quảng cáo.
Các yêu cầu chung khi xây dựng công trình quảng cáo
Theo quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BXD khi xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chung
+ Phương tiện quảng cáo ngoài trời phải được xây dựng, lắp đặt phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương.
+ Phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng phù hợp với quy hoạch quảng cáo được phê duyệt và đảm bảo ở bên ngoài hành lang an toàn đường bộ, hành lang an toàn đường sắt, hành lang an toàn bảo vệ luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ đê điều, hành lang an toàn lưới điện cao áp.
+ Vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo mỹ quan đô thị;
+ Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;
+ Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu thoát nạn, yêu cầu cứu hộ cứu nạn, kết cấu xây dựng, trật tự an toàn xã hội;
+ Đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân và an toàn sinh mạng.
+ Các phương tiện quảng cáo ngoài trời không được che lấp nóc/mái nhà trừ các phương tiện quảng cáo dạng chữ, hình, biểu tượng.
- Về kết cấu
+ Kết cấu của phương tiện quảng cáo ngoài trời phải được tính toán, thiết kế theo các yếu tố bất lợi nhất tác động lên chúng phù hợp với quy định số liệu tự nhiên trong QCVN 02:2009/BXD và các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn.
+ Móng, kết cấu khung đỡ, mặt ngoài phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đảm bảo an toàn, bền vững, đáp ứng được các yêu cầu sử dụng; phải ổn định trong suốt thời gian thi công và khai thác sử dụng.
+ Kết cấu của phương tiện quảng cáo ngoài trời phải được bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành.
- Về vật liệu
+ Vật liệu được sử dụng để chế tạo phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tuổi thọ của từng phương tiện quảng cáo.
+ Vật liệu được sử dụng để chế tạo phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đảm bảo không bị biến dạng tự nhiên theo thời gian và các tác động bất lợi của môi trường; Tất cả các bề mặt và cạnh nhìn thấy của phương tiện quảng cáo ngoài trời phải là vật liệu ít bị ăn mòn và không bị ảnh hưởng bởi sự bị ăn mòn lẫn nhau của bất cứ bộ phận nào xung quanh.
+ Các chất liệu sơn phủ, mực in, trang trí... và các chất kết dính trên bề mặt của phương tiện quảng cáo ngoài trời phải đảm bảo an toàn, không gây độc hại cho môi trường xung quanh; Phải được sử dụng phù hợp cho vật liệu theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.
+ Trường hợp phương tiện quảng cáo ngoài trời được làm từ những vật liệu không đồng chất với độ giãn nở nhiệt khác nhau, phải được tính toán để chừa các khe co giãn phù hợp giữa các cấu kiện không đồng chất.
+ Vật liệu của phương tiện quảng cáo ngoài trời phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế.
- Về chiếu sáng - Cấp điện - Chống sét
+ Chiếu sáng phương tiện quảng cáo ngoài trời phải phù hợp với khu vực được chiếu sáng, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, không được làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và các hoạt động khác của đô thị.
+ Hệ thống điện chiếu sáng cho phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có nguồn cấp riêng và cầu dao, aptomat bảo vệ.
+ Phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có hệ thống chống sét phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn.
+ Tính toán hệ thống cấp điện chiếu sáng, chống sét phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo quy định trong QCVN 12:2014/BXD và phải chọn đúng cấp bảo vệ của aptomat và tiết diện dây dẫn để tránh sự cố do quá tải.
- Về An toàn cháy
+ Xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn hiện hành.
+ Phương tiện quảng cáo ngoài trời được gắn/ốp vào mặt ngoài các công trình xây dựng phải đảm bảo các quy định an toàn điện; an toàn về kết cấu, vật liệu xây dựng; Không được gây ảnh hưởng, che lấp hoặc làm cản trở đến các lối thoát nạn và khả năng cứu hộ cứu nạn.
Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
Khách hàng hỏi: Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng công trình quảng cáo bằng mà hình led đặt ngoài trời thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Luật P&P trả lời: Theo quy định tại thông tư 04/2018/TT-BXD có quy định đối với trường hợp xây dựng công trình quảng cáo bằng màn hình led đặt ngoài trời thì phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.
- Màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời đứng độc lập có chiều cao tối thiểu tính từ điểm cao nhất của mặt đường đến cạnh dưới của màn hình là 5 m.
- Trường hợp màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời gắn/ốp vào mặt ngoài công trình áp dụng quy định: Bảng quảng cáo, hộp đèn gắn/ốp cố định vào mặt ngoài các công trình thấp tầng phải đảm bảo các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ cứu nạn; không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, kết cấu của công trình; phải liên kết cố định, chắc chắn với công trình và các quy định sau:
+ Mặt trước hoặc mặt sau: Mỗi tầng được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc liền kề biển hiệu (nếu có); Trường hợp không có biển hiệu cũng chỉ được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc:
a) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn ngang: nhô ra khỏi mặt ngoài công trình tối đa 0,2 m với chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang công trình;
b) Đối với bảng quảng cáo, hộp đèn dọc: ốp/gắn sát vào mặt ngoài công trình với chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt bảng quảng cáo.
+ Mặt bên: Bảng quảng cáo, hộp đèn phải liên kết chắc chắn, cố định sát vào mặt bên công trình. Số lượng và vị trí bảng quảng cáo, hộp đèn phải phù hợp với quy hoạch quảng cáo được phê duyệt và tuân theo quy định sau:
a) Diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn chỉ cho phép tối đa bằng 50% diện tích mặt bên công trình với kích thước không vượt quá giới hạn mặt bên công trình tại vị trí đặt bảng;
b) Đối với công trình có chiều cao đến 4 tầng, chiều cao của bảng quảng cáo, hộp đèn không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m;
c) Đối với công trình có chiều cao từ 5 tầng trở lên, toàn bộ diện tích bảng quảng cáo, hộp đèn không vượt quá giới hạn diện tích mặt bên công trình.
+ Bảng quảng cáo, hộp đèn gắn/ốp vào hàng rào/tường rào bao quanh công trình: Áp dụng quy định trên
+ Chiều cao không vượt quá chiều cao hàng rào/tường rào;
+ Phải khảo sát, tính toán đảm bảo khả năng chịu lực của hàng rào/tường rào; Phải liên kết chắc chắn, cố định, sát vào hàng rào/tường rào.
Trên đây là các quy định khi xây dựng công trình quảng cáo đối với màn hình led đặt ngoài trời.
Khách hàng hỏi: Tôi đã được UBND Huyện Thanh Trì cấp giấy phép công trình quảng cáo thì có được thực hiện xây dựng công trình quảng cáo tại Quận Hoàng Mai hay không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định tại Luật xây dựng thì giấy phép xây dựng công trình quảng cáo chỉ có hiệu lực tại địa chỉ cố định mà bạn muốn xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp bạn muốn xây dựng công trình quảng cáo tại UBND Quận Hoàng Mai thì cũng phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Khách hàng hỏi: Khi tôi xây dựng xong công trình quảng cáo thì cơ quan quản lý nhà nước có xuống kiểm tra hay không?
Luật P&P trả lời: Sau khi bạn được cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thì bạn mới được tiến hành xây dựng công trình quảng cáo. Khi xây dựng xong công trình quảng cáo thì cơ quan nhà nước sẽ có đợt thanh kiểm tra các công trình quảng cáo trên địa bàn (Sẽ tùy thuộc vào lịch của mỗi địa phương). Trường hợp khi cơ quan nhà nước phát hiện ra bạn xây dựng không đúng với hồ sơ kê khai để xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thì sẽ bị xử phạt vi phạm và yêu cầu khắc phục.
Cũng theo quy định tại Luật quảng cáo trong trường hợp xây dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây dựng thì cá nhân, tổ chức xây dựng công trình quảng cáo đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Công việc của Luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com