Nền kinh tế càng phát triển thì nguy cơ xẩy ra cháy nổ càng nhiều. Thực tế là trong vài năm gần đây đã có rất nhiều vụ cháy ở mọi địa phương trên cả nước. Tai nạn hỏa hoạn xẩy ra với các cơ sở sản xuất, các trung tâm thương mại, khu dân cư, quán karaoke v.v… gây ra những tổn hại vô cùng lớn cho xã hội. Vì những lý do đó, các cơ quan chức năng ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc kiểm soát hoạt động của các cơ sở thuộc đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng nội dung tư vấn về thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
- Luật phòng cháy chữa cháy 2001.
- Nghị định 79/2014/NĐ-CP
- Thông tư 66/2014/TT-BCA
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?
Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy hay còn được gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc gia đình ghi nhận đạt đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật
Các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
+ Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiểm tra, xác nhận về việc phòng cháy, chữa cháy. ... Mẫu biên bản được ban hành kèm theo Thông tư 66/2014/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
- Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
+ Thẩm duyệt về PCCC là hoạt động theo chức năng của Cơ quan Cảnh sát PCCC tiến hành việc kiểm tra đối chiếu các giải pháp và nội dung thiết kế với những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn quốc tế, của nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về PCCC.
+ Thẩm duyệt về PCCC là biện pháp nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với các dự án, công trình từ khi mới chỉ được thể hiện trên bảo vẽ thiết kế. Kết quả thẩm duyệt, thẩm định về PCCC là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng.
Không xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy thì bị xử lý như thế nào
- Theo quy đinh của Luật phòng cháy chữa cháy và Nghị định 79/2014/NĐ-CP Chủ thể có hoạt động kinh doanh, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các trường hợp phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật thì bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy. Nếu thiếu điều kiện này các cơ sở sẽ luôn đứng trước nguy cơ bị kiểm tra, xử phạt và có thể bị bắt buộc dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Mặc khác cũng theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với các cơ sở có hành vi vi phạm về phòng cháy được quy định tại Nghị định này thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 35.000.000 căn cứ vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm
Các cơ sở và phương tiện sau đây trước khi đưa vào hoạt động cần xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
- Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
- Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên, kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
- Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên, nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.
- Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ
Điều kiện chung để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Quy định cụ thể đối với từng loại giấy phép phòng cháy chữa cháy
Xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
Các đối tượng phải xin thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt./.
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 79/2014/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải.
Điều kiện để thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các nội dung sau:
- Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
- Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
- Phải có hệ thống cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
- Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết và phù hợp với quy hoạch để bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
- Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:
a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;
- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định
b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định
c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định
d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);
- Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.
đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;
- Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
Thẩm quyền và thời gian thực hiện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy
- Thẩm quyền: Phòng cảnh sát Phòng chãy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Thời gian thực hiện:
+ Dự án thiết kế quy hoạch: không quá 10 ngày làm việc;
+ Thiết kế cơ sở: không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C;
+ Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C;
+ Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 05 ngày làm việc. Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Xin biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
Điều kiện để xin biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 74/2014/NĐ-CP
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Thành phần hồ sơ xin biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy
Để được cấp biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC trước hết cơ sở cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị PCCC cần thiết; sau đó tiến hành xây dựng hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở. Hồ sơ xin cấp Biên bản kiểm tra xác nhận đủ điều kiện an toàn về PCCC bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Bản sao giấy phép ĐKKD có công chứng (hoặc đóng dấu công ty)
- Hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở (bao gồm các tài liệu cần có sau):
+ Quyết định thành lập lực lượng PCCC;
+ Danh sách lực lượng PCCC;
+ Bảng thống kê phương tiện PCCC;
+ Nội quy PCCC;
+ Nội quy về sử dụng điện;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của các thành viên đã được huấn luyện;
+ Phương án chữa cháy của cơ sở.
Thẩm quyền và thời gian xin giấy phép phòng cháy chữa cháy (Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy)
- Thẩm quyền
+ Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an Quận, Huyện, Thị xã nơi cơ sở đặt trụ sở kinh doanh
- Thời gian thực hiện
+ 07 -10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và thẩm định cơ sở
Yêu cầu về thành phần hồ sơ khi xin biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy
- Hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy, Phương án chữa cháy của cơ sơ, phương án cứ nạn cứu hộ của cơ sở phải được lập thành hai bản
- Hồ sơ phòng cháy chữa cháy của cơ sở đào tạo nghề không cần phải đóng dấu gáp lai
- Trong hồ sơ xin giấy phép phải thể hiện rõ vị trí của cơ sở, các phương tiện, trang bị phòng cháy chữa cháy, và một số phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở
Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến giấy phép phòng cháy chữa cháy
Khách hàng hỏi: Công ty tôi tiến hành cải tạo tòa nhà văn phòng của một chung cư để làm trụ sở công ty. Tòa nhà chung cư đó đã có phê duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy rồi. Vậy khi công ty tiến hành cải tạo tòa nhà văn phòng để làm trụ sở công ty thì có phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy nữa không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại khoản 2 điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi:
"2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.
b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải."
Căn cứ quy định trên, trường hợp bên chị cải tạo công trình thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ, thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP và điều 7 Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Khách hàng hỏi: Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy được xây dựng như thế nào khi xin biên bản phòng cháy chữa cháy?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA
- Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.
- Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
- Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
+ Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng, dầu và những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao có thể có biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa thì phải có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm;
+ Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy, phương tiện chữa cháy cơ giới và phương tiện chữa cháy khác.
+ Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879: Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
+ Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Khách hàng cần cung cấp
Thông tin cần cung cấp
- Thông tin về cơ sơ
- Thông tin về số lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Thông tin về các cá nhân đã tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy
Tài liệu cần cung cấp
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản sao công chứng chứng chỉ tập huấn về phòng cháy chữa cháy
- Sơ đồ mặt bằng cơ sở
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề liên quan
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com