Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thể vì lý do nào đó mà muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh của mình. Cũng có trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, việc tạm ngừng kinh doanh phải tuân theo một số quy định về thủ tục cũng như nghĩa vụ phải thực hiện. Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, Luật P&P xin cung cấp cho khách hành thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

Chi nhánh là gì? Thủ tục thông báo tạm ngưng hoạt đông chi nhánh là gì?


Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh không được kinh doanh nghành nghề doanh nghiệp chưa đăng ký.

Tạm ngừng hoạt động chi nhánh là việc chi nhánh sẽ không thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định, sau khi kết thúc thời gian gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh quay trở lại hoạt động bình thường.  Thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh là việc công ty thực hiện việc thông báo đến sở kế hoạch và đầu tư việc tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.

 Tại sao phải thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu?


Theo quy định của luật doanh nghiệp, doanh nghiệp khi tạm ngừng hoạt động chi nhánh phải thực hiện thủ tục thông báo tới sở kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không tiến hành thông báo thì sẽ bị xử phạt hành chính về vi phạm thông báo. Cụ thể doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về xử phạt đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh  bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nghĩa vụ thuế đối với chi nhánh


Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp  vì vậy mà các loại thuế chi nhánh phải nộp cũng nhiều hơn so với văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, cụ thể

Hình thức hạch toán của chi nhánh: khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

Những loại thuế mà chi nhánh phải nộp: lệ phí môn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu?


- Thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp, mã số thuế; Số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( trường hợp không có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Thời gian tạm ngừng hoạt động; Tên chi nhánh; Mã số thuế của chi nhánh; Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với trường hợp không có mã số thuế); Lý do tạm ngừng

- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên; Đối với công ty cổ phần phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị; Đối với công ty TNHH một thành viên phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty

- Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền

Thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu?


- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Cách thức tiến hành: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh qua mạng

- Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận xác nhận việc đã nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ  kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Bước 3: Nhận kết quả

Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu.


Câu hỏi: Khi muốn tạm ngừng hoạt động chi nhánh thì trong thời hạn bao lâu phải thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa _ Vũng Tàu cho sở kế hoạch và đầu tư.

Luật P&P trả lời: Theo quy định khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trong thời gian chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày chi nhánh tạm ngừng hoạt động. Khi có thay đổi thông tin liên quan đến doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thông báo hoặc thông báo muộn hơn so với thời gian quy định doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính về vi phạm thông báo.

Câu hỏi: Công ty tôi có địa chỉ chi nhánh khác tỉnh với địa chỉ trụ sở chính của công ty, thì khi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh thì đơn vị nào có thẩm quyền giải quyết?

Luật P&P trả lời: Nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của  chi nhánh thì doanh nghiệp phải gửi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Câu hỏi: Thời hạn tạm ngừng hoạt động của chi nhánh là bao lâu?

Luật P&P trả lời: Luật doanh nghiệp hiện hành không giới hạn về số lần thông báo cũng như thời gian tạm ngừng liên tiếp của chi nhánh.

Hiện nay pháp luật quy định về thời gian tạm ngừng của văn phòng đại diện và chi nhánh là như nhau. Thời gian tạm ngừng của chi nhánh đối với một lần thông báo là một năm, tuy nhiên nếu hết thời gian thông báo doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh có thể tiến hành gia hạn thời gian thông báo.

vì vậy thời gian tạm ngừng đối với chi nhánh là không giới hạn.

Câu hỏi: Chi nhánh có phải nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động không?

Luật P&P trả lời: Trong thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh không tiến hành hoạt động sản xuất nên sẽ không làm phát sinh chi phí và lợi nhuận, nên trong thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh không phải nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, nếu thời gian tạm ngừng của chi nhánh tròn một năm dương lịch. Nếu thời gian tạm ngừng chi nhánh không tròn một năm dương lịch, chi nhánh vẫn phải nộp hồ sơ kê khai thuế cho cơ quan thuế.

Dịch vụ thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu của Luật P&P


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu  

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu  

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đối tác chiến lược