Khi địa chỉ địa điểm kinh doanh thay đổi thì Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thông báo thay đổi địa chỉ đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền? Việc thay đổi địa chỉ địa chỉ địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị những hồ sơ nào? Khi thực hiện thủ tục cần phải lưu ý những gì? Hãy để Luật P&P giải đáp giúp Quý khách hàng những thắc mắc trên.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện ở bên ngoài trụ sở chính của mình. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm như sau:
- Không phải là một pháp nhân độc lập, không có con dấu riêng, không ký kết hợp đồng độc lập được.
- Phục vụ hoạt động một số hoặc toàn bộ những ngành nghề kinh doanh công ty/ chi nhánh đang thực hiện.
- Hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty/chi nhánh.
Cách lựa chọn địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội khi thay đổi
- Địa chỉ của địa điểm kinh doanh đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của địa điểm kinh doanh và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Khi đặt địa chỉ cần cung cấp thông tin chi tiết đến số nhà, ngõ, phố (thôn, xóm), phường, (Quận, Huyện), tỉnh (Thành phố).
- Không đặt địa chỉ trụ sở địa điểm kinh doanh không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...
* Lưu ý: Đối với địa điểm kinh đoanh được đặt tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp thì Doanh nghiệp cần ghi cụ thể địa chỉ đó để cơ quan nhà nước có thể tìm thấy khi đến kiểm tra.
Một số lưu ý khi thực hiện thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội
- Doanh nghiệp cần lựa chọn địa chỉ cho địa điểm kinh doanh đúng quy định pháp luật.
- Khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh không cần thực hiện thủ tục thông báo thay đổi cơ quan quản lý thuế vì địa điểm kinh doanh hoạch toán phụ thuộc.
- Thời gian xử lý hồ sơ thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội là 03 ngày làm việc không tính ngày nộp hồ sơ, thứ 7 và chủ nhật. Ngoài ra, trường hợp hồ sơ bị ra thông báo thì thời gian xử lý hồ sơ sẽ được tính lại ban đầu.
Hồ sơ khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội gồm những giấy tờ gì?
- Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ trường hợp doanh nghiệp không thể tự nộp hồ sơ.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của người nộp hồ sơ: Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu. Lưu ý giấy tờ pháp lý khi nộp là bảo sao chứng thực trong vòng 06 tháng gần nhất.
Có bắt buộc phải thông báo khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội không?
Khi thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội, doanh nghiệp gửi thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Quá thời hạn nêu trên, các doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Mức phạt mà các doanh nghiệp có thể phải chịu dao động từ 3.000.000 – 20.000.000 tùy thuộc vào thời gian mà quá hạn. Cụ thể:
– Doanh nghiệp bị phạt 3.000.000 – 5.000.000 nếu quá hạn từ 11 – 30 ngày
– Doanh nghiệp bị phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 nếu quá hạn từ 31 – 90 ngày
– Doanh nghiệp bị phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 nếu quá hạn từ 91 ngày trở lên.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vướng mắc khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội
Câu hỏi: Khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh thì có cần thay đổi địa chỉ nhận thông báo Thuế không?
Trả lời: Địa chỉ nhận thông báo Thuế không bắt buộc phải trùng với địa chỉ địa điểm kinh doanh nên tùy thuộc vào nhu cầu của Doanh nghiệp mong muốn địa chỉ nhận thông báo thuế là địa chỉ nào.
Câu hỏi: Khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh chỉ cần ghi từ tên Phường được không?
Trả lời: Không. Quý khách buộc phải ghi rõ tên số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn.
Câu hỏi: Khi nhận được Giấy đăng ký kinh doanh có địa chỉ địa điểm kinh doanh mới thì có cần nộp lại Giấy đăng ký kinh doanh bản cũ không?
Trả lời: Không. Doanh nghiệp sẽ tự lưu giữ Giấy đăng ký kinh doanh cũ mà không cần phải nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu hỏi: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội là cơ quan nào?
Trả lời: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội.
Dịch vụ thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội của Luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thay đổi địa chỉ điểm kinh doanh tại Hà Nội;
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội;
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội;
- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội;
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh tại Hà Nội.
Thông tin liên lạc với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com