Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Sản xuất thực phẩm là một ngành nghề rất phát triển hiện nay. Việc thành lập công ty sản xuất thực phẩm được rất nhiều khách hàng quan tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm. Để khách hàng hiểu rõ được thủ tục trên. Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Cơ sở pháp lý


- Luật doanh nghiệp 2014

- Luật an toàn thực phẩm 2010

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Sản xuất thực phẩm là gì?


- Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

- Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

Điều kiện thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm


Cơ sở sản xuất thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác

- Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT

- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại

- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch

- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm

- Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt

- Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống

Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm


Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm (thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký doanh tại sở kế hoạch và đầu tư)

Vì sản xuất thực phẩm là ngành nghề có điều kiện nên sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty phải tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 2: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm (thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký doanh tại sở kế hoạch và đầu tư)


Trước khi thành lập một công ty nói chung và công ty sản suất thực phẩm nói riêng thì đều phải xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các lưu ý và trình tự xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty sản xuất thực phẩm chúng tôi xin được trình bày chi tiết như sau:

Các lưu ý trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Việc lựa chọn loại hình công ty là quy định bắt buộc khi tiến hành thành lập công ty, phát luật hiện hành quy định các loại hình doanh nghiệp mà cá nhân tổ chức có thể lựa chọn khi tiến hành thành lập công ty như sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

- Để nắm được những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này cho phù hợp với mục đích thành lập công ty của mình, Quý khách hàng nên tham khảo bài viết tại đây

- Khi khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với quý khách

Đặt tên khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Phát luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng phải đúng theo các yêu cầu như sau:

- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp

VD: Nếu thành lập công ty sản xuất thực phẩm nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Địa chỉ trụ sở chính của công ty sản xuất thực phẩm

Thông tin về địa chỉ trụ sở chính là thông tin bắt buộc công ty phải cung cấp cho cơ quan doanh ký doanh nghiệp, và nó là một trong những thông tin nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi tiến hành lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty sản xuất thực phẩm thì công ty phải chú ý như sau:

- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản

Vốn điều lệ khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Khi thành lập công ty thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì  hoạt động của công ty. Đối với công ty sản xuât thực phẩm thì pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

- Khi thực hiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ giải trí thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ

Người đại diện theo pháp luật của công ty sản xuất thực phẩm

Công ty bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

+ Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

+ Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật

Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật

Ngành nghề kinh doanh

Tùy thuộc và lĩnh vực sản xuất thực phẩm mà công ty sẽ lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký với cơ quan nhà nước, bảng dưới đây thể hiện một số ngành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh thực phẩm

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành

1

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

1040

2

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

1062

3

Sản xuất các loại bánh từ bột

1071

4

Sản xuất đường

1072

5

Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo

1073

6

Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự

1074

7

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

1075

8

Sản xuất chè

1076

9

Sản xuất cà phê

1077

10

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

1079

11

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

1080

Đối với mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau sẽ có mã ngành và tên ngành nghề khác nhau. Nếu như khách hàng có vướng mắc trong việc lựa chọn mã ngành và tên ngành nghề để đăng ký thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi đề chúng tôi để được tư vấn về việc lựa chọn ngành nghề để đăng ký với cơ quan nhà nước một cách chính xác nhất

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

Các nhân, tổ chức tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-  Điều lệ công ty

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Quy trình tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Thời gian nhận kết quả: 03- 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện: Khi thực hiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm được tiến hành lần lượt qua các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty sản xuất thực phẩm

+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 2: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Như đã nói ở trên sản xuất thực phẩm là ngành nghề có điều kiện, nên sau khi tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty) thì công ty phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Vì sao phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

- Đây là quy định bắt buộc của phát luật theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động”

- Nếu không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Bị áp dụng các mức phạt tiền có thể kèm theo biện pháp khắc phụ hâu quả

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm

Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định

- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐK cho cả công ty và hộ kinh doanh).

Hồ sơ xin thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Việc quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tùy vào từng đối tượng thì có 3 Bộ sẽ trực tiếp quản lý như sau:

Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ y tế

- Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

-Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định

- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm). Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý về và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ công thương

- Sản phẩm sau thuộc sự quản lý của Bộ công thương: Bia; Rượu, Cồn và đồ uống có cồn; Nước giải khát; Sữa chế biến; Dầu thực vật; Bột, tinh bột; Bánh, mứt, kẹo

Cụ thể việc quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ công thương được phâm cấp như sau:

- Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:

+ Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế: Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên

+ Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

+ Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định

- Sở công thương cấp giấy chứng nhận đối với

+ Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định thuộc thẩm quyền của Bộ công thương

+ Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật

+ Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định thuộc thẩm quyền của Bộ công thương

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định

Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý về và cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý về và giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Gồm các đối tượng sau: Ngũ cốc; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Thủy sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư); Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ, quả; Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu; Mật ong và các sản phẩm từ mật ong; Thực phẩm biến đổi gen; Muối; Gia vị; Đường; Chè; Cà phê; Ca cao; Hạt tiêu; Điều; Nông sản thực phẩm khác; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quy trình xin giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thời gian thực hiện

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ: tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”: cấp giấy chứng nhận

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

- Bước 2: Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Kết quả thẩm định “đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định

- Bước 3: Cơ sở kinh doanh thực phẩm căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan nhà nước

Câu hỏi khách hàng thường gặp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm


Khách hàng hỏi: Khi tôi muốn tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm thì trình tự như thế nào?

Luật tư vấn P&P trả lời: Khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm khách hàng thực hiện lần lượt theo các bước sau

- Bước 1: xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty

Vì sản xuất thực phẩm là ngành nghề có điều kiện nên sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty phải tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Bước 2: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Khách hàng hỏi: Khi công ty tôi đã tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì công ty đã đi vào hoạt động được chưa, có phải xin thêm giấy phép gì nữa không?

Luật tư vấn P&P trả lời: khi công ty bạn đã tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì công ty đã có thể đi vào hoạt động và không phải xin thêm giấy phép gì nữa

Khách hàng hỏi: Công ty cho tôi hỏi. Thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao lâu?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy  định tại Khoản 1 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010 “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm”

Như vậy giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp

Khách hàng cần cung cấp


- Thông tin về công ty: tên, địa chỉ, vốn điều lệ, loại hình công ty

- Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật và thành viên/cổ đông công ty

- Thông tin về trụ sở chính của công ty

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

- Nhận tài liệu từ quý khách.

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

- Làm dấu và thông báo mẫu dấu công ty

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược