Lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển. Kéo theo đó là vấn đề thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Phát luật quy định như thế nào về thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Để khách hàng nắm rõ được thủ tục trên, bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật chăn nuôi 2018
- Nghi định 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP
Chăn nuôi là gì? Thức ăn chăn nuôi là gì?
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018 thì chăn nuôi được hiểu là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018 thì thức ăn chăn nuôi được định nghĩa là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống
Khi tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi công ty phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện về cơ sơ vật chất
- Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại
- Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo
- Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật
- Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất
- Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định
- Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh
- Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Điều kiện về nhận sự:
Đối với công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi thì điều kiện về nhận sự được pháp luật quy định như sau: Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch
Trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện như thế nào?
Đối với việc thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thì thủ tuc được quy định bởi hai văn băn pháp luật là Luật doanh nghiệp 2014 và Luật chăn nuôi 2018. Thủ tục được thực hiện theo 2 bước lớn sau:
- Bước 1: Đầu tiên phải tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nói cách khác chính là thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là thủ tục bắt buộc khi tiến hành thành lập công ty. Với bước này thì thủ tục tiến hành được điều chỉnh trong Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Bước 2: Vì sản xuất thức ăn chăn nuôi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp công ty phải thực hiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo quy định tại Luật chăn nuôi 2018 và Nghị định 13/2020/NĐ-CP
Bước 1: Thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp)
Khi tiến hành thành lập công ty nói chung và thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng thì việc đầu tiên là tiến hành xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Đối với việc xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp cho công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có một số lưu ý sau trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trước khi xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Cá nhân, pháp nhận khi tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất thực ăn chăn nuôi phải lựa chọn một loại hình doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, có thể lựa chọn các loại hinh doanh nghiệp sau đây:
+ Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Công ty TNHH một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
+ Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán
+ Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó: phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Để nắm được những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này cho phù hợp với mục đích thành lập công ty của mình, Quý khách hàng nên tham khảo bài viết tại đây
- Nếu khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với mong muốn và nhu cầu của quý khách
Tên của công ty sản xuất thực ăn chăn nuôi
Pháp luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng vẫn phải tuẩn thủ đúng một số yêu cầu sau:
- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp
VD: Nếu thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi thì nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký
Lưu ý về địa chỉ trụ sở chính khi thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Địa chỉ chủ sở chính là thông tin bắt buộc mà công ty phải cung cấp để cơ quan nhà nước tiến hành quản lý kiểm tra. Khi tiến hành lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty sản xuất thực phẩm thì công ty phải chú ý như sau:
- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...
- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản
Vốn điều lệ khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Sản xuất thức ăn chăn nuôi là là ngành nghề không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần
- Khi thực hiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ giải trí thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ
Người đại diện theo pháp luật của công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
- Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
- Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật
Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật
Đăng ký ngành nghề khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuât thức ăn chăn nuôi
Khi tiến hành thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi phải tiến hành lựa chọn ngành nghề phù hợp trong bảng hệ thống ngành nghề kinh doanh. Đối với việc thành lập công ty sản xuất thức ăn công ty có thể đăng ký ngành nghề như sau:
STT |
Ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành |
1 |
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản |
1080 |
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm những giấy tờ gì?
Các nhân, tổ chức tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm các tài liệu sau
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Quy trình tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện như thế nào?
- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
- Thời gian nhận kết quả: 03- 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp
- Trình tự thực hiện: Khi thực hiện thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được tiến hành lần lượt qua các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm
+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở
- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm những giấy tờ gì?
Khi tiến hành chuẩn bị Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cần chuẩn bị các giấy tờ tài liệu sau
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP
- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP
- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn
Quy trình đề xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Thẩm quyền:
- Cục Chăn nuôi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục Chăn nuôi
Thời gian nhận kết quả: 20-25 ngày
Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
- Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
- Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật chăn nuôi 2018
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Khách hàng hỏi: Công ty tôi muốn lưu thông thức ăn chăn nuôi của chính công ty sản xuất, thì công ty chúng tôi có phải xin giấy phép gì không?
Luật P&P trả lời: Trước khi công ty bạn muốn lưu thông thức ăn chăn nuôi trên thị trường thì công ty bạn phải tiến hành xin Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Khách hàng hỏi: Công ty cho tôi hỏi, thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện như thế nào?
Luật P&P trả lời: Việc thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện qua 2 bước như sau
Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính
Bước 2: Xin giấy chứng nhận nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì sản xuất thức ăn chăn nuôi là ngành nghề có điều kiện nên công ty phải tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Khách hàng hỏi: Sau khi thực hiện thủ tục thành lập sản xuất thức ăn chăn nuôi thì công ty cần đóng các loại thuế phí, lệ phí nào?
Luật tư vấn P&P trả lời: Sau khi thành lập công ty thì cần phải đóng lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với lệ phí môn bài: Doanh nghiệp phải khai lệ phí môn bài một lần khi doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài hàng năm chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 hàng năm, nếu doanh nghiệp mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Khách hàng có thể tham khảo chi tiết về lệ phí môn bài tại đây
- Đối với thuế thu nhập cá nhân, khi có phát sinh việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp khách hàng có thể tham khảo tại đây
- Đối với thuế TNDN: Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN
- Đối với thuế GTGT: Doanh nghiệp phải đóng thuế GTGT khi doanh nghiệp hoạt động có phát sinh doanh thu trên hóa đơn đỏ. Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì không phải nộp
Khách hàng cần cung cấp
- Thông tin về công ty: tên, địa chỉ, vốn điều lệ, loại hình công ty
- Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật và thành viên/cổ đông công ty
- Thông tin về trụ sở chính của công ty
- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất
- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn
- Bằng cấp của Người phụ trách kỹ thuật theo quy định
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
- Làm dấu và thông báo mẫu dấu công ty
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com