Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành nghề phát triển hiện nay. Việc thành lập công ty nuôi trồng thủy sản rất được nhiều khách hàng quan tâm. Vậy thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, bài viết sau Luật P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục thành lâp công ty nuôi trồng thủy sản

 

Nuôi trồng thủy sản là gì?


Nuôi trồng thủy sản là hoạt động của con người đem con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao nuôi hoặc thiết bị nuôi như lồng, bè...) và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi.

Điều kiện đối với cơ sở khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản


 

- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi cụ thể như sau

+ Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:

Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.

+ Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):

Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

 

Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản


Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản được thực hiện lần lượt qua các bước sau như sau:

- Bước 1: Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

- Bước 2: Xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản. Giấy phép nuôi trồng thủy sản là giấy phép được cấp cho cơ sở tiến hành nuôi trồng thủy sản, tùy mô hình nuôi và loại thủy sản nuôi sẽ được chia thành những loại giấy phép nuôi trồng thủy sản sau:

+ Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hay gọi đúng theo quy định của pháp luật là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: Khi tổ chức cá nhân nuôi trồng thủy sản không thuộc trường hợp nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực và tổ chức, cá nhân tiến hành nuôi trồng thủy sản trên biển đối là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ tiến hành xin loại giấy phép trên.

Đối Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân như tên gọi của nó, loại giấy phép này được cấp dựa trên nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Nhưng Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân như một phương thức bảo đảm với khách hàng về chất lượng sản phẩm của bạn và sẽ đảm bảo về mặt quản lý nhà nước cho cơ sở của bạn giúp sản phẩm uy tín hơn trên thị trường. Nên việc tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là việc rất cần thiết cho sở sở

+ Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam

+ Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

+ Còn đối với việc nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 

Bước 1: Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)


Việc xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên để công ty nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động

Các lưu ý trước khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

- Khi tiến hành thành lập công ty nuôi trồng thủy sản, công ty phải lựa chọn loại hình công ty theo quy định của pháp luật. Công ty có thể lựa chọn một trong các loại hình sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

- Để nắm được những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này cho phù hợp với mục đích thành lập công ty của mình, Quý khách hàng nên tham khảo bài viết tại đây

- Nếu khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với quý khách

Vấn đề đặt tên công ty nuôi trồng thủy sản

Tên công ty là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành thành lập công ty nuôi trồng thủy sản. Phát luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng phải đúng theo yêu cầu như sau:

- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp

VD: Nếu thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Địa chỉ trụ sở chính của công ty nuôi trồng thủy sản

Thông tin về địa chỉ trụ sở chính là thông tin bắt buộc công ty phải cung cấp cho cơ quan doanh ký doanh nghiệp, và nó là một trong những thông tin nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản

Vốn điều lệ của công ty nuôi trồng thủy sản

Khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì hoạt động của công ty. Công ty nuôi trồng thủy sản pháp luật không yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

- Khi thực hiện thành lập công ty nuôi trồn thủy sản thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ

Người đại diện theo pháp luật của công ty nuôi trồng thủy sản

Công ty nào khi thành lập đều có người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty được pháp luật quy định như sau:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

+ Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

+ Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật

Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật

Ngành nghề kinh doanh của công ty nuôi trồng thủy sản

Bao gồm các hoạt động của quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ (bao gồm cả thu hoạch) các loài thủy sản (cá, nhuyễn thể, động vật giáp xác, thực vật, cá sấu và lưỡng cư); Nhóm này gồm các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở môi trường nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Nhóm này cũng bao gồm hoạt động ươm nuôi giống thủy sản.

Tùy thuộc vào hoạt động của công ty mà công ty sẽ đăng ký với cơ quan nhà nước một số các ngành nghề sau:

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành

1

Nuôi trồng thủy sản biển

0321

2

Nuôi trồng thủy sản nội địa

0322

Hồ sơ thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-  Điều lệ công ty

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân 

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối của thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

- Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Thời gian nhận kết quả: 03- 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tuyến trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện: Khi thực hiện thành lập công ty nuôi trồng thủy sản được tiến hành lần lượt qua các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Bước 2: Xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản


 

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nuôi trồng thủy sản thành phần hồ sơ cần những giấy tờ gì?

Đối với Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân cần những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

- Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

Đối với Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam yêu cầu những giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký;

- Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

- Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

Đối với Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký;

- Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

- Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

Đối với thủ tục đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực thì thành phần hồ sơ gồm có:

- Đơn đăng ký;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép nuôi trồng thủy sản

Khi thực hiện xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tiến hành theo quy trình sau:

+ Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận nuôi trồng thủy sản Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Khi thực hiện xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tiến hành theo quy trình sau:

+ Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định

+ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khi thực hiện xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành theo quy trình sau:

+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;

+ Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;

+ Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu. Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu. Trường hợp không cấp phép Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do

Khi thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tiến hành theo quy trình sau:

+ Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận.

Vướng mắc khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản


Câu hỏi: Tôi đang muốn thành lập công ty nuôi trồng thủy sản thì thủ tục được tiến hành như thế nào?

Trả lời: Việc thành lập công ty nuôi trồng thủy sản được thực hiện lần lượt qua các bước sau:

- Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty

- Bước 2:  Xin Giấy phép nuôi trồng thủy sản.

Câu hỏi: Tôi muốn thực hiện việc nuôi trồng thủy sản trên diện tích trồng lúa thì có được không?

Trả lời: Vì diện tích bạn muốn nuôi trồng thủy sản đang là diện tích trồng lúa thì bạn phải tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của bạn sang đất nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật“Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối…”

Hơn nữa cần phải xem quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương xem việc nuôi trồng thủy sản có được phép được pháp luật quy định cụ thể như sau “Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”

Như vậy pháp luật cho phép việc bạn tiến hành nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa nhưng bạn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật là đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nuôi trồng thủy sản và diện tích đất chuyển đổi đó có đúng quy hoạch được phép nuôi thủy sản không

Câu hỏi: Khi tôi tiến hành thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản với ngành nghề nuôi trồng thủy sản nội địa, sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty và xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản công ty tôi có thể tiến hành kinh doanh luôn được không?

Trả lời: Sau khi bạn đã có 2 loại giấy chứng nhận trên công ty bạn đã có thể tiến hành kinh doanh nuôi trồng thủy sản

Câu hỏi: Sau khi thành lập công ty nuôi trồng thủy sản thì công ty tôi có được làm hai con dấu không?

Trả lời: Pháp luật hiện nay có quy định "Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp". Như vậy theo quy định ở trên thì số lượng con dấu là do công ty bạn tự quyết định nên công ty bạn hoàn toàn có thể làm hai con dấu có đúng mục đích và nhu cầu sử dụng của công ty 

Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Nhận tài liệu từ quý khách hàng để thực hiện thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách khi thực hiện xong thủ tục thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

- Làm dấu cho công ty

Liên hệ với Luật P&P


 

Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược