Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tại Hà Nam

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, các doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh và do tình hình kinh doanh của công ty mà công ty sẽ có nhu cầu tăng vốn để phát triển và tái đầu tư cho công ty. Vì vậy  thủ tục tăng vốn của công ty được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Thủ tục tăng vốn công ty gồm những bước nào và có những gì cần lưu ý, Luật P&P xin cung cấp tới khách hàng thủ tục tăng vốn điều lệ công ty như sau:

Vốn điều lệ là gì?


Vốn điều lệ là là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Các thành viên thông qua việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty là gì?


Thủ tục tăng vốn điều lệ là việc các thành viên thông qua việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty bằng cách góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

- Thủ tục tăng vốn điều lệ cho công ty là thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính

- Tùy từng loại hình công ty khác nhau, thủ tục tăng vốn điều lệ sẽ được thực hiện khác nhau tương ứng với mỗi loại hình công ty. Để được giải đáp và tư vấn cụ thể đối với loại hình công ty và thực tế của khách hàng thì khác hàng có thể liên hệ với Luật P&P để được giải đáp cụ thể với hơn.

 Hình thức tăng vốn cho công ty tại Hà Nam?


Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ công ty thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty sẽ quyết định hình thức tăng vốn và mức tăng vốn cho công ty.

Trường hợp Công ty TNHH 1 thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc huy động vốn góp của người khác thì khi đó công ty phải chuyển đổi loại hình công ty thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần, khi đó:

+ Chuyển đổi sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì Công ty phải thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngàu hoàn thành việc thay dổi vốn điều lệ.

+ Chuyển đổi sang Công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định chuyển đôi công ty TNHH thành công ty cổ phần.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ bằng hình thức:

+ Tăng vốn góp của các  thành viên trong công ty

+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới

- Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định phát luật. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác

Đối với công ty cổ phần

Công ty cô phần muốn tăng vốn sẽ thông qua việc chào bán cổ phần công ty. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

+ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

+ Chào bán cổ phần riêng lẻ;

+ Chào bán cổ phần ra công chúng.

Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Hồ sơ tăng vốn công ty tại Hà Nam gồm những gì?


Khi thực hiện thủ tục tăng vốn công ty tại Hà Nam, công ty cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký

+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ

+ Bản sao y giấy tờ pháp lý của cá nhân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) của thành viên mới trong trường hợp công ty tăng vốn theo hình thức Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

+ Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp tiếp nhận thành viên mới

Thủ tục tăng vốn công ty tại Hà Nam gồm những bước nào?


- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ cho công ty qua mạng

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do

+ Bước 3: Trả kết quả

Vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục tăng vốn công ty tại Hà Nam.


Câu hỏi: Khi công ty thực hiện tăng vốn điều lệ thì công ty có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài và nộp bổ sung tiền lệ phí phải nộp không?

Trả lời: Theo quy định Ngưỡng đóng phí môn bài được quy định như sau:

Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng/năm

Công ty có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/năm

Khi tăng vốn công ty sẽ dẫn đến 2 trường hợp

Trường hợp: Tăng vốn điều lệ những không quá ngưỡng bậc thuế phải đóng thuế. Thì doanh nghiệp không cần nộp lại tờ khai thuế môn bài và nộp bổ sung tiền lệ phí.

Trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ làm thay đổi bậc đóng môn bài phải nộp của năm kế tiếp thì chậm nhất là ngày 31/12 của năm phát sinh việc thay đổi, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo

 Câu hỏi: Công ty tôi là công ty TNHH 1 thành viên muốn nhận vốn góp từ một người khác thì công ty tôi cần phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay không?

Trả lời: Trường hợp công ty TNHH 1 thành viên nhận phần vốn góp của một người khác Làm thay đổi số lượng thành viên. Do đó công ty phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty Cổ phần tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của công ty.

Câu hỏi: Công ty tôi là công ty cổ phần muốn tăng vốn của công ty thì có những hình thức tăng vốn công ty nào?

Trả lời: Công ty cổ phần thực hiện việc tăng vốn công ty có thể thực hiện qua các hình thức chào bán cổ phần như sau:

+ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

+ Chào bán cổ phần riêng lẻ;

+ Chào bán cổ phần ra công chúng.

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Bản chất hoạt động này là các cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần thực hiện góp thêm vốn và theo quy định pháp luật đây là hoạt động mua cổ phần chào bán của công ty để tăng vốn tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn.

Chào bán cổ phần riêng lẻ: Công ty cổ phần không được chào bán trực tiếp cổ phần cho người không phải là cổ đông công ty nếu không thực hiện thủ tục chào chán cổ phần riêng lẻ. Về mặt thủ tục và quy định xem tại thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ. Như vậy trong một số trường hợp có cổ đông mới góp thêm vốn có thể làm theo 2 cách là Chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông mới và Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông cũ cho cổ đông mới để ghi nhận cổ đông hiện hữu, sau đó chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Chào bán cổ phần ra công chúng: rường hợp này áp dụng đối với công ty cổ phần đã lên sàn theo luật chứng khoán.

Câu hỏi: Công ty TNHH của tôi có 3 thành viên, bây giờ chúng tôi muốn tăng vốn điều lệ, thì có bắt buộc tất cả 3 thành viên đều tăng vốn không? Nếu có người phản đối thì sẽ giải quyết như thế nào?

Trả lời: Pháp luật không bắt buộc tất cả các thành viên trong công ty phải góp vốn khi tăng vốn điều lệ của Công ty. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục tăng vốn góp công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì ai có quyền ký quyết định tăng vốn công ty? Người đại diện theo ủy quyền của người có thẩm quyền ký ký được hay không?

Trả lời: Người có quyền ký quyết định tăng vốn cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người đại diện khác thực hiện việc tăng vốn cho công ty thì Người đại diện theo ủy quyền có quyền ký.

Dịch vụ thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tại Hà Nam của Luật tư vấn P&P chuyên:


- Tư vấn khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tại Hà Nam

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tại Hà Nam

- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tại Hà Nam

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tại Hà Nam

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tại Hà Nam

Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đối tác chiến lược