Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp: Tăng vốn góp của cổ đông; Tiếp nhận vốn góp của cổ đông mới. Trường hợp tăng vốn góp của cổ đông thì vốn góp thêm được phân chia cho các cổ đông theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Cổ động có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật doanh nghiệp 2014. Cổ đông phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của cổ đông đó được chia cho các cổ đông khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các cổ đông không có thỏa thuận khác.

 

 Căn cứ pháp lý 


Luật doanh nghiệp  2014

Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Vốn điều lệ là gì?

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ điều kiện vốn điều lệ tối thiểu của ngành nghề đó.

Góp vốn điều lệ bằng tài sản gì?


- Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

- Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn).

Thời hạn góp vốn trong bao lâu?


- Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Các hình thức tăng vốn điều lệ


Công ty có thể tăng vốn điều lệ thông qua các hình thức: Chào bán cổ phần và bán cổ phần

- Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu; Chào bán ra công chúng; Chào bán cổ phần riêng lẻ.

- Bán cổ phần: Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp sau: Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập; Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty; Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh

Thủ tục thực hiện


Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ tăng vốn gồm có:

1. Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN

2. Danh sách cổ đông/thành viên

3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên

4. Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên

5. Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN (nếu có)

6. Bản sao giấy chứng thực cá nhân người được ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN (nếu có).

7. Thông báo lập sổ cổ đông/thành viên công ty.

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp bản scan hồ sơ đầy đủ danh mục như trên qua mạng tại địa chỉ website https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày.

Bước 4: Sau khi được chấp thuận hồ sơ hợp lệ qua mạng thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ bản giấy tại trụ sở kế hoạch và đầu tư nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp để nhận kết quả.

Thẩm quyền


Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính

Thời hạn


05 đến 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

  

Đối tác chiến lược