Doanh nghiệp cần làm những gì sau khi thành lập? Đây là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi mới thành lập
Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp như sau:
Cơ sở pháp lý
-Luật doanh nghiệp 2014
-Nghị định 78/2015/NĐ-CP
-Luật phí và lệ phí năm 2016
-Nghị định 139/2016/NĐ-CP
Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
- Sau khi mới thành lập, doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động sau:
+ Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Khách hàng có thể tham khảo thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dấu tại đây
+ Kê khai và nộp lệ phí môn bài
+ Lập và thông báo tài khoản ngân hàng
+ Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử (nếu cần)
+ In và đặt in hóa đơn
Doanh nghiệp nên nộp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Nếu đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên NNT không nộp mẫu 06/GTGT thì doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp
Kê khai và nộp lệ phí môn bài tại cơ quan thuế quản lý
- Kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Mức thuế môn bài trong năm 2017 là 2.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức đóng thuế môn bài 1 năm là 3.000.000 đồng/năm.
- Lưu ý đối với doanh nghiệp: nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm ( thành lập từ ngày 1/07 đến 31/12 trong năm) thì năm đầu tiên ( năm thành lập) nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Thủ tục kê khai và nộp lệ phí môn bài cho danh nghiệp khách hàng có thể tham khảo tại đây
Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ
Doanh nghiệp nộp mẫu 06/GTGT đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý để được xuất hoá đơn đỏ.
Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
Giấy tờ cần chuẩn bị khi mua chữ ký số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND của người đại diện bản photo
In và đặt in hóa đơn
- Trước khi đặt in hoá đơn doanh nghiệp cần gửi Đơn đề nghị sử dụng hoá đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nộp đơn, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty và thông báo doanh nghiệp có được đặt in hoá đơn hay không.
- Yêu cầu cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra:
+ Treo biển doanh nghiệp tại địa chỉ trụ sở chính;
+ Có Văn bản xác nhận quyền sử dụng địa chỉ trụ sở chính của công ty là hợp pháp (Hợp đồng thuê nhà, Hợp đồng mượn nhà Hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên Giám đốc công ty)
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thông báo đăng tải mẫu dấu, Dấu tròn
+ Có bàn ghế, sổ sách và các vật dụng liên quan khác chứng minh công ty có hoạt động
+ Có hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc Cung cấp dịch vụ chứng tỏ công ty đã hoạt động và có nhu cầu xuất hoá đơn cho khách hàng.
- Tiếp theo, doanh nghiệp liên hệ và đặt in hoá đơn để sử dụng
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com