Các bạn chắc có lẽ đã biết, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Chính vì thế, tại đây là điểm thu hút rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp mong muốn được hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không thể tránh khỏi các rủi ro và thách thức, đặc biệt là đang trong tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay dẫn tới các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động sẽ tìm cách giảm vốn điều lệ. Vậy thủ tục giảm vốn tại Thành phố Hồ Chí Minh có đơn giản không? Thành phần hồ sơ cần có là gì? Thì thông qua bài viết này Luật P&P sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết hơn về thủ tục giảm vốn điều lệ cho công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Khái niệm về vốn điều lệ và thủ tục giảm vốn điều lệ là gì?
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
- Giảm vốn điều lệ là hình thức mà trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất, công ty có nhu cầu giảm vốn điều lệ trong một số trường hợp nhất định theo luật định.
Các trường hợp nào được giảm vốn điều lệ tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Đối với Công ty TNHH 1 Thành viên, giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định của pháp luật;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Luật doanh nghiệp.
- Đối với Công ty cổ phần, giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định của Luật doanh nghiệp;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Đối với Công ty tư nhân, chủ Công ty tư nhân có quyền giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
- Đối với công ty hợp danh: Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh. Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Thành phần hồ sơ giảm vốn trong Công ty bao gồm gì?
Đối với Công ty TNHH 1 Thành viên |
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; b) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty c) Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ và các giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ |
Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
|
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; b) Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên c) Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ và các giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ |
Đối với Công ty cổ phần
|
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; b) Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần c) Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ và các giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ |
Đối với Công ty tư nhân
|
a) Thông báo về việc thay đổi vốn đầu tư b) Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ và các giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ |
Đối với Công ty hợp danh
|
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; b) Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên c) Danh sách thành viên công ty hợp danh d)Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ và các giấy tờ tùy thân như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ |
Lưu ý:
+ Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
+ Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ
Quy trình xử lí hồ sơ tại thành phố Hồ Chí Minh cụ thể sẽ ra sao?
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo hướng dẫn trên
Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho doanh nghiệp sau khi được chấp thuận việc giảm vốn điều lệ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết và nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Câu hỏi khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
1. Ai sẽ là người ký các quyết định về việc giảm vốn điều lệ trong Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh?
Trả lời: Đối với việc giảm vốn điều lệ trong công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Chủ sở hữu trong Công ty TNHH 1 Thành viên sẽ ký quyết định, Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người ký quyết định trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là người kí Quyết định trong Công ty cổ phần.
2. Trong thời hạn bao nhiêu ngày Công ty giảm vốn tại thành phố Hồ Chí Minh phải thông báo tới phòng đăng ký kinh doanh?
Trả lời: Theo quy định, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
3. Không thông báo tới phòng đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh sau khi giảm vốn có bị xử lý vi phạm không?
Trả lời: Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định và Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định
4. Giảm vốn điều lệ tại thành phố Hồ Chí Minh có thể làm thay đổi loại hình công ty không?
Trả lời: Giảm vốn điều lệ có thể làm thay đổi loại hình công ty trong trường hợp giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên làm cho số thành viên góp vốn giảm xuống chỉ còn 1 người, thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của pháp luật
5. Giảm vốn điều lệ tại thành phố Hồ Chí Minh có làm giảm mức thuế môn bài không?
Trả lời: Giảm vốn điều lệ có thể làm giảm mức thuế môn bài vì mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ ghi trên giấy phép. Ví dụ doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng phải đóng lệ phí môn bài là 3 triệu đồng/năm, doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng phải đóng lệ phí môn bài là 2 triệu đồng/năm.
6. Khi đến với Luật P&P, cần cung cấp thông tin gì để soạn hồ sơ giảm vốn cho Công ty?
Trả lời: Khi muốn thực hiện thủ tục giảm vốn cho Công ty, khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi Đăng kí kinh doanh hiện tại của Công ty và thông tin về số vốn điều lệ, hình thức muốn giảm xuống là gì. Còn lại, Luật P&P sẽ hỗ trợ khách hàng giải đáp các thắc mắc và biên soạn hồ sơ phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Dịch vụ thực hiện thủ tục Giảm vốn điều lệ cho Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục Giảm vốn điều lệ cho Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục Giảm vốn điều lệ cho Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thủ tục Giảm vốn điều lệ cho Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục Giảm vốn điều lệ cho Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục Giảm vốn điều lệ cho Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com