Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp với các quy mô khác nhau. Ở đây cũng đa dạng về ngành nghề, chính vì vậy mà nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh ở đây tăng cao, chi nhánh là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp khi có thể vừa mở rộng sản xuất lại vừa độc lập về thuế. Thế nhưng trong quá trình kinh doanh sẽ có những khó khăn mà doanh nghiệp phải đóng chi nhánh. Vậy thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội là gì?


Chi nhánh tại Hà Nội là các chi nhánh do các công ty có trụ sở tại Hà Nội hoặc các tỉnh khác có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh tại Hà Nội thành lập. Chi nhánh tại Hà Nội có thể thực hiện hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại, tuyển dụng lao động, đại diện theo ủy quyền.

Doanh nghiệp khi thành lập hay đóng chi nhánh phải tuân theo các quy định của pháp luật. Theo quy định khi đóng chi nhánh tại Hà Nội phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Thủ tục đóng chi nhánh tại Hà Nội là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh.

Tại sao phải thực hiện thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội?


Theo quy định của pháp luật khi đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội trong thời gian chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi có quyết định đóng chi nhánh. Nếu vi phạm thời gian trên sẽ bị xử phạt theo các mức sau:

- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

Bên cạnh đó nếu không thực hiện thông báo doanh nghiệp cũng sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Biện pháp khắc phục buộc thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh.

Điều kiện để thực hiện thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội?


Để thực hiện thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Phải có lý do chấm dứt hoạt động phù hợp

- Phải có hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật

- Phải có quyết định của công ty được thể hiện qua biên bản họp của công ty

- Phải hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi thực hiện thủ tục đóng chi nhánh

Hồ sơ đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội cần những gì?


Để đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh

- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ                               

- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền

Quy trình thực hiện thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội gồm những bước nào?


Theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Sở kế hoạch đầu tư, phải thực hiện thủ tục chốt thuế tại cơ quan thuế. Vì vậy mà quy trình đóng chi nhánh công ty được thực hiện qua hai bước sau: 

Bước 1: Chốt thuế tại cơ quan thuế

Cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Hồ sơ chốt thuế

- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

- Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh; bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế

Ngoài các giấy tờ trên, một số chi cục thuế yêu cầu doanh nghiệp viết công văn yêu cầu xác nhận đơn vị không nợ thuế thì mới làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Trong vòng 2 ngày làm việc cơ quan thuế ban hành thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cơ quan thuế ban hành thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

- Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn

- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có với cơ quan quản lý thuế

Nghĩa vụ của cơ quan thuế quản lý trực tiếp

+ Ban hành thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

+ Phối hợp với cơ quan thuế quản lý khoản thu nơi người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước để quyết toán nghĩa vụ của người nộp thuế 

+ Thực hiện chuyển nghĩa vụ của đơn vị phụ thuộc cho đơn vị chủ quản và ban hành Thông báo về việc chuyển nghĩa vụ thuế của người nộp thuế

+ Đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện xác nhận việc người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan

+ Ban hành Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Bước 2: Đóng chi nhánh công ty tại Sở kế hoạch đầu tư

Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ qua mạng

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty tại Hà Nội, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

Bước 3: Nhận kết quả

Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội?


Khách hàng hỏi: Sự khác nhau giữa đóng chi nhánh phụ thuộc và đóng chi nhánh độc lập?

Luật P&P trả lời: Chi nhánh phụ thuộc và chi nhánh độc lập đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tuy nhiên hình thức hạch toán lại khác nhau. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập sẽ có mã số thuế riêng, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp thuế mà không phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chi nhánh khác. Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ chuyển số liệu, chứng từ doanh thu về cho doanh nghiệp và doanh sẽ là người chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho chi nhánh, bộ phận kế toán là của công ty.

Về mặt thủ tục thì hình thức thực hiện đóng chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc là giống nhau, đều phải thực hiện chốt thuế với cơ quan thuế, đóng chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh, trả con dấu.

Khách hàng hỏi: Trách nhiệm của chi nhánh đối với người lao động, các hợp đồng đã ký sau khi chấm dứt hoạt động được giải quyết thế nào?

Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật. Vì vậy khi chi nhánh chấm dứt hoạt động doanh nghiệp sẽ thực hiện việc giải quyết quyền lợi cho người lao động làm việc tại chi nhánh. Như vậy trách nhiệm của chi nhánh sau khi chấm dứt hoạt động sẽ do daonh nghiệp đảm nhận.

Khách hàng hỏi: Thời gian giải quyết thủ tục đóng chi nhánh công ty tại Hà Nội là bao lâu?

Luật P&P trả lời: Trước khi thực hiện thủ tục đóng chi nhánh sẽ phải thực hiện thủ tục chốt thuế với cơ quan thuế. Theo quy định phải gửi hồ sơ đóng mã số thuế chi nhánh đến cơ quan thuế trong 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định đóng chi nhánh. Sau khi thực hiện xong thủ tục chốt thuế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đóng chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh. Thời gian phòng đăng ký kinh doanh giải quyết sau khi nhận được hồ sơ là 05 ngày làm việc. Vì vậy thời gian đóng chi nhánh là từ 5- 10 ngày, tùy vào mức độ phức tạp của từng hồ sơ thời gian này có thể kéo dài hơn.

Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục đóng chi nhánh

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ đóng chi nhánh

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục đóng chi nhánh

- Nộp hồ sơ đóng chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh và làm việc với cơ quan thuế

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đóng chi nhánh

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục đóng chi nhánh.

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược