Ngày nay, việc sử dụng máy giặt đang trở nên hết sức phổ biến.Vậy khi muốn đưa máy giặt ra thị trường thì có phải thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng hay không.
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giăt.
Cơ sở pháp lý
- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- Nghị định số 21/2011/NĐ-CP
- Thông tư 36/2016/TT-BCT
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg
Nhãn năng lượng, Dán nhãn năng lượng, Hiệu suất năng lượng là gì
Theo quy định tại Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
- Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích.
Tại sao phải thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- Theo quy định tại Điều 39 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 thì
+ Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.
- Mặt khác cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg “Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu”
+ Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, tủ lạnh, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
Như vậy máy giặt thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị bắt buộc phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước lưu hành trên thị trường.
Hình thức xử lý khi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho máy giặt
Theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP thì Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
- Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo.
Ý nghĩa của việc dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- Tuy máy giặt không phải là thiết bị tiêu thụ điện năng quá lớn trong gia đình, tuy nhiên, chọn mua máy giặt có chức năng Inverter sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể. Chính vì vậy, việc dán nhãn năng lượng trên máy giặt sẽ giúp bạn chọn mua được máy giặt chất lượng, hiệu suất năng lượng cao, ít hao tốn điện năng.
Quy trình thực hiện đăng ký và dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- Căn cứ theo Thông tư 36/2016/TT-BCT của Bộ Công thương, doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trước khi sản phẩm ra thị trường, sau đó dán nhãn năng lượng lên sản phẩm và chịu trách nhiệm với những thông tin đã đăng ký.
Bước 1: Thực hiện kiểm nghiệm Hiệu suất năng lượng
Máy giặt sẽ kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng theo Tiêu chuẩn nào
- Máy giặt sẽ áp dụng TCVN 8526:2013 về Máy giặt gia dụng
Các loại máy giặt phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng
- Theo TCVN 8526:2013 các loại Máy giặt phải thực hiện kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng bao gồm:
+ Các loại Máy giặt gia dụng và các mục đích sử dụng tương tự, có hoặc không có thiết bị gia nhiệt, sử dụng nguồn nước lạnh và/hoặc nóng, có công suất danh định từ 2kg đến 15kg
Những loại Máy giặt không phải thử nghiệm Hiệu suất năng lượng:
- Máy giặt có lồng giặt và lồng vắt tách rời
- Máy giặt công nghiệp (sử dụng điện 3 pha)
- Máy giặt có công suất danh định nhỏ hơn 2kg hoặc lớn hơn 15kg
Bước 2: Đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt
Bước 3: Thực hiện dán nhãn năng lượng cho máy giặt
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị đươc quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT bao gồm:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
- Nhãn phụ của sản phẩm
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Công văn gửi Bộ Công thương
Lưu ý:
- Nếu tài liệu nào trong hồ sơ được làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng;
- Nếu có thay đổi về tiêu chuẩn đánh giá, thay đổi về phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng thì phải thực hiện lại đăng ký dán nhãn năng lượng theo thủ tục như trên.
Thẩm quyền, chủ thể, thời gian thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt
Thẩm quyền thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt
-Bộ Công thương
Chủ thể thực hiện
- Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu máy giặt sử dụng trong gia đình.
Thời gian thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- 03 -05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện.
Thực hiện Dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
Lưu ý: Hàng năm phải có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương; đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/3 năm tiếp theo.
- Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
Các thông tin quy định thể hiện trên nhãn năng lượng máy giặt bao gồm
- Hãng sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng. Thông tin hãng sản xuất giúp người tiêu dùng nhận biết rõ sản phẩm mình đang mua thuộc thương hiệu nào. Ví dụ: Toshiba, LG, Sharp…
- Xuất xứ: Là nơi sản xuất ra máy giặt. Ví dụ: Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc.
- Mã sản phẩm: Là tên, mã sản phẩm được dán nhãn. Ví dụ: AW-DE1100GV
- Khối lượng giặt: Là tổng khối lượng quần áo mà máy giặt có thể giặt được. Ví dụ: 10 KG
- Tiêu chuẩn Việt Nam: Là mã số tiêu chuẩn đăng kí nhãn máy giặt theo quy định của Việt Nam, bao gồm mã số và năm đăng kí dán nhãn. Ví dụ: TCVN 8526:2013
- Hiệu suất năng lượng: Là số điện năng hao tốn trên 1 kí quần áo giặt. Ví dụ: 6,9 WH/KG
- Số chứng nhận: Là số chứng nhận đăng kí nhãn năng lượng của tủ giặt. Ví dụ: 09150067
- Sao trên nhãn năng lượng: Có 5 mức xếp hạng hiệu suất năng lượng trên máy giặt tương ứng với 5 sao trên nhãn năng lượng. Nhãn 5 sao là nhãn có hiệu suất năng lượng tốt nhất, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Trường hợp đăng ký lại dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
- Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
Trường hợp đình chỉ việc dán nhãn năng lượng cho máy giặt
Các trường hợp sau đây bị đình chỉ việc dán nhãn năng lượng:
- Dán nhãn năng lượng giả.
- Dán nhãn năng lượng khi chưa được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đã hết hạn, Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng bị tẩy xóa.
- Nhãn năng lượng không đúng nội dung, quy cách do Bộ Công thương ban hành hoặc ghi sai thông số hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.
Trường hợp bị thu hồi nhán năng lượng đối với máy giặt đã được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
- Có gian dối trong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.
- Có kết quả thử nghiệm không đúng với hiệu suất năng lượng thực tế của phương tiện, thiết bị.
- Đã bị xử phạt 02 lần đối với hành vi vi phạm việc dán nhãn năng lượng
Khách hàng cần cung cấp
- Thông tin về máy giặt
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
- Nhãn phụ của sản phẩm
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến dán nhãn năng lượng cho máy giặt
- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com