Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn led

Ngày nay thiết bị chiếu sáng đang đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì thế đã có nhiều nhiều chủng loại bóng đèn ra đời trong đó có bóng đèn Led.  Vậy bóng đèn Led có cần phải đăng ký dán nhãn năng lượng hay không? Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho bóng đèn Led.

Cơ sở pháp lý


- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010

- Nghị định số 21/2011/NĐ-CP

- Thông tư 36/2016/TT-BCT

- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg

Dán nhãn năng lượng cho đèn Led là gì ?


Theo quy định tại Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định như sau:

- Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

- Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.

- Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích.

Vì sao phải thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led ?


- Theo quy định thì những phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

- Mặt khác cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu có quy định: " Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng,  tủ lạnh, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ" 

---> Như vậy bóng đèn led thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị bắt buộc phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước lưu hành trên thị trường.

Không thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led bị xử phạt như nào ?


Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 134/2013/NĐ-CP: “ Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng: Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo ”

Bóng đèn Led nào phải dán nhãn năng lượng ?


Dựa theo TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng thì đèn LED phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau mới phải dán nhãn năng lượng

- CÔNG SUẤT:  phải từ 60W trở xuống. Như vậy các trường hợp đèn LED công suất trên 60W thì không phải dán nhãn năng lượng.

- DIỆN ÁP danh định: không quá 250 V. Như vậy các đèn LED công nghiệp dùng điện 380V không phải dán nhãn năng lượng.

-  Loại LED: phải nằm 1 trong 2 loại đèn sau: Phải là đèn có baslast lắp liền có đầu đèn E27 hoặc B22 tức là LED Bulb hay còn gọi đèn LED tròn.

- Mục đích sử dụng: phải cho mục đích chiếu sáng thông dụng trong nhà ở, văn phòng,..

----> Như vậy, Không phải tất cả các loại đèn Led đều phải dán nhãn năng lượng các bạn nhé mà chỉ các loại đèn Led Thuộc trường hợp trên mới phải dán nhán năng lượng thôi. Tuy nhiên, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyên được các bạn nhé. 

Tiêu chuẩn kỹ thuật cho đèn Led khi dán nhãn năng lượng ?


- Công suất: Giá trị trung bình đo được không được vượt quá 108 % giá trị danh định. Giá trị đo được của tất cả các mẫu không được lớn hơn 115 % nhưng không nhỏ hơn 85 % giá trị danh định.
- Quang thông đèn: Giá trị trung bình đo được không được nhỏ hơn 90 % giá trị danh định, và giá trị đo được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 85 % giá trị danh định.
- Tuổi thọ tối thiểu là: 12.000h
- Yêu cầu về an toàn
Các sản phẩm tham gia chương trình dán nhãn năng lượng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo quy định hiện hành:
- Hiệu suất năng lượng
+ Hiệu suất năng lượng được tính bằng tỷ số giữa quang thông ban đầu đo được và công suất ban đầu đo được.
+ Đối với các bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13, mức hiệu suất năng lượng không được thấp hơn mức quy định trong Bảng 1 và Bảng 2

Bảng 1 Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED có balát lắp liền

Mức hiệu suất năng lượng

Hiệu suất sáng ban đầu (lm/W)

Nhiệt độ màu ≥ 4 000

Nhiệt độ màu < 4 000

MEPS

70

60

Bảng 2. Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED hai đầu

Mức hiệu suất năng lượng

Hiệu suất sáng ban đầu (lm/W)

Nhiệt độ màu ≥ 4 000

Nhiệt độ màu < 4 000

MEPS

90

80

Các thông tin bắt buộc phải có về thông tin sản phẩm


Theo Mục 7, Chương II, Quyết định số 4889/QĐ-BCT, tất cả các sản phẩm đèn chiếu sáng LED đăng ký tham gia chương trình dán nhãn năng lượng, trên bao bì sản phẩm Đèn LED bắt buộc phải thể hiện 14 thông tin sau đây: Hãng sản xuất; Model; Xuất xứ; Công suất (W); Điện áp (V); Tần số (Hz); Quang thông (lm); Các chỉ số CCT, CRI (áp dụng đối với môđun, bóng đèn LED phát ra ánh sáng trắng); Nhiệt độ màu (°K); Tuổi thọ: tính theo giờ (h); Hiệu suất năng lượng (lm/W); Hệ số công suất; Điện năng tiêu thụ sau 1000 giờ: (kWh); Thời gian bảo hành: (năm).

Khi nào bắt buộc phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng cho đèn Led ?


Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ. ----> Như vậy, Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led áp dụng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký dán năng lượng cho đèn Led


Bước 1: Thực hiện Thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho bóng đèn Led tại các Trung tâm kiểm nghiệm đã được cấp phép bởi Bộ Công thương.

- Thủ tục này được thực hiện nhằm mục đích xem sản phẩm bóng đèn đem đi thử nghiệm có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo các thông số theo yêu cầu không nếu không đáp ứng được các thông số đó thì phải thực hiện thử nghiệm hiệu suất lại cho sản phẩm đó cho đến khi đạt được kết quả như tiêu chuẩn cong không sẽ không thể thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng cho đèn Led được.

- Thực hiện thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại các trung tâm thử nghiệm hiệu suất có đủ năng lực và điều kiện

---->  Kết quả cùa thủ tục này là bảng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng ---> Là căn cứ để thực hiện thủ tục xin công văn dán nhãn năng lượng tại Bước 2

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin công văn xác nhận của Bộ Công thương dán nhãn năng lượng cho đèn Led ( Đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led) 

Bước 3: Thực hiện thủ tục gắn nhãn năng lượng cho đèn Led ---> Như vậy sau bước này là có thể đưa sản phẩm ra thị trường rồi các quý vị nhé.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led


Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị đươc quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT bao gồm:

- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng

- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;

- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến 

- Tem nhãn  của sản phẩm

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Công văn gửi Bộ Công thương

Thẩm quyền, Thời gian dán nhãn năng lượng cho đèn Led như nào ?


Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn led ----> Bộ Công Thương

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho bóng đèn led  ----> 03-05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Khi thực hiện dán nhãn năng lượng cho đèn Led cần lưu ý gì ?


- Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Lưu ý: Hàng năm phải có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương; đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/3 năm tiếp theo.

- Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

Trường hợp dán nhãn năng lượng tự nguyện 


Những loại bóng đèn led nào thì thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện

Theo quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg và TCVN 11844:2017 Đèn Led - Hiệu suất năng lượng 

- Bóng đèn led không có đui đèn đầu đèn E27 và B22 và Bóng đèn Led được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13 và sử dụng cho mục đích thông dụng và Các loại điện áp danh định không quá 250V, và công suất nhỏ hơn 60W

- Các loại bóng không thuộc tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng 

Như vậy bóng đèn Led mà đồng thời không đồng thời các yếu tố trên thì không bắt buộc thực hiện dán nhãn năng lượng 

Trường hợp muốn thực hiên thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho bóng đèn Led thì thực hiện như thế nào? 

- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký dãn nhãn năng lượng tự nguyện cho các sản phẩm này, cần căn cứ quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 26/12/2016 của Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

Khi nào phải đăng ký lại dán nhãn năng lượng cho đèn Led ?


 - Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;

- Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

Đình chỉ việc dán nhãn năng lượng cho đèn Led


Các trường hợp sau đây bị đình chỉ việc dán nhãn năng lượng:

- Dán nhãn năng lượng giả.

- Dán nhãn năng lượng khi chưa được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đã hết hạn, Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng bị tẩy xóa.

- Nhãn năng lượng không đúng nội dung, quy cách do Bộ Công thương ban hành hoặc ghi sai thông số hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.

Thu hồi nhãn năng lượng đã được cấp giấy 


-  Có gian dối trong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.

- Có kết quả thử nghiệm không đúng với hiệu suất năng lượng thực tế của phương tiện, thiết bị.

- Bị xử phạt 02 lần do vi phạm 

Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led


Khách hàng hỏi: Công ty tôi có nhập khẩu bộ bóng Đèn led có balast từ Trung Quốc không có đui đèn đầu đèn E27 và B22 nhưng có điện áp danh định là 220V, và công suất nhỏ hơn 60W. Vậy có phải thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led hay không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng thì các bóng đèn Led phải thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng bắt buộc được quy định như sau;

+ Đèn led có balast lắp liền có đầu đèn E27 và B22 và

+ Bóng đèn Led được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13 và sử dụng cho mục đích thông dụng và

+ Các loại điện áp danh định không quá 250V, và công suất nhỏ hơn 60W

----> Như vậy theo như quy định, trường hợp bạn nhập khẩu bộ bóng Đèn led có balast từ Trung Quốc không có đui đèn đầu đèn E27 và B22 nhưng có điện áp danh định và có công suất nhỏ hơn 60 W thì không thỏa mãn đồng thời các quy định trên nên Công ty bạn không phải thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc. 

Khách hàng hỏi: Có phải bóng đèn led nào khi lưu thông trên thị trường cũng phải đăng ký hợp quy cho sản phẩm hay không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư 08/2019/TT-BKHCN và Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN. Trong đó quy định chi tiết về quy chuẩn an toàn quốc gia đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED. Theo đó, tất cả các sản phẩm đèn LED nhập khẩu đều phải làm hợp quy, kiểm tra đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.

Danh mục các sản phẩm đèn LED cần phải làm chứng nhận hợp quy theo quy định của Bộ KH&CN bao gồm:

+ Đèn đi-ốt phát sáng (LED), mã HS code là 85395000. Loại đèn này thường được chia thành 2 loại: đèn LED chiếu sáng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V và Bóng đèn LED 2 đầu thay thế cho bóng đèn huỳnh quang ống thắng

+ Đèn rọi, mã HS code là 94051091

+ Loại đèn LED khác, có mã HS code là 94052090

- Hồ sơ nộp xin công bố hợp quy đền LED bao gồm:

+ Bản công bố hợp chuẩn theo mẫu của Bộ KH&CN

+  Bản sao đăng kí kinh doanh

+ Sao y bản chính Tiêu chuẩn áp dụng

+ Sao y bản chính kết quả chứng nhận

Thẩm quyền: Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh và Thành phố.

Thời gian thực hiện: 

- Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

Như vậy: Các loại đèn LED thông dụng cố định và di động bao gồm, bóng LED, LED tube, đèn rọi LED downlight, đèn điện LED Luminaire, và các loại loại đèn LED có ballast lắp liền đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy đèn LED theo QCVN 19:2019/BKHCN trước khi bán ra thị trường kể từ ngày 01/06/2020 

Khách hàng cung cấp


- Thông tin về bóng đèn Led

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến dán nhãn năng lượng cho đèn Led

- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh

- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước

- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược