Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục công bố nước ngọt

Nước ngọt đã không còn là loại thực phẩm xa lạ đối với người tiêu dùng toàn cầu ngày nay bởi sự tiện dụng và dễ hợp khẩu vị. Bên cạnh các nhà sản xuất lớn thì các cá nhân, tổ chức cũng ngày càng đầu tư nhiều vào thị trường nước ngọt để nhằm mục đích thu với lợi nhuận cao. Bước đầu tiên trước khi sản xuất và kinh doanh mặt hàng này phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Luật P&P xin gửi tới quý khách hàng thủ tục công bố nước ngọt như sau:

Cơ sở pháp lý


- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Quyết định 46/2007/QĐ- BYT

- Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Tại sao phải thực hiện thủ tục công bố nước ngọt?


- Nước ngọt là loại nước uống nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng, giải khát cho con người, mỗi loại nước ngọt khác nhau có một tác dụng, mùi vị khác nhau. Trong nước ngọt thường có các thành phần chính sau: nước tinh khiết được tinh lọc với nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo công nghệ và thiết bị xử lý nước, Đường hoặc chất tạo vị ngọt, Hương liệu hương liệu nhân tạo với nhiều mức độ khác nhau để tạo mùi thơm giống tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu, Phẩm màu thực phẩm, Chất bảo quản. Hiện nay trên thị trường có vô số thương hiệu nước ngọt như: Cocacola, Pessi, Nutrifood, ...... Mỗi thương hiệu lại có những dòng sản phẩm khác nhau như: nước ngọt có ga, nước ngọt không có ga, nước ngọt vị cam, nước ngọt vị dâu, nước ngọt vị chanh leo....

- Để có thể đưa sản phẩm nước ngọt ra thị trường, trước hết sản phẩm phải được công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc công bố này thể hiện sự khẳng định của cơ sở sản xuất kinh doanh nước ngọt rằng sản phẩm của cơ sở đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam tương ứng và phù hợp với tiêu chuẩn mà cơ sở công bố. Thủ tục công bố nước ngọt là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trừ các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

- Những lý do cho việc thực hiện thủ tục công bố nước ngọt là:

+ Các sản phấm nước ngọt đã được công bố là những sản phẩm đã được kiểm định về an toàn vệ sinh cũng như thành phần cấu thành nên hoàn toàn yên tâm sản phẩm không gây hại, không có chất cấm. Nói một cách ngắn gọn, thủ tục công bố nước ngọt giúp người tiêu dùng tránh được những sản phẩm trôi nổi, sản phẩm gây độc hại khi sử dụng.

+ Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình trước cơ quan nhà nước còn tạo được niềm tin với khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh. Đương nhiên nước ngọt đã được công bố sẽ được nhiều người lựa chọn hơn, dễ cạnh tranh với đối thủ để khẳng định thương hiệu, đem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh.

Mức xử phạt khi thực hiện không đúng thủ tục công bố nước ngọt


- Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm như sau:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm: Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm; Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện thủ tục công bố nước ngọt là gì?


- Điều kiện đối với cơ sở công bố nước ngọt:

+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm

+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Áp dụng bắt buộc đối với cơ sở sản xuất). Trong trường hợp cơ sở không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà thuê đơn vị khác gia công sản phẩm thì cơ sở gia công cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hợp đồng gia công sản phẩm.

- Điều kiện đối với sản phẩm nước ngọt: sản phẩm nước ngọt phải được thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Tùy theo sản phẩm nước ngọt có thành phần là gì mà các chỉ tiêu kiểm nghiệm và giới hạn tối đa các chỉ tiêu cũng khác nhau, tuy nhiên các sản phẩm nước ngọt thường được kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau:

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

I. Kim loại nặng

1. Antimon (Sb)

0,15

2. Arsen (As)

0,1

3. Chì (Pb)

1

4. Thủy ngân (Hg)

0,05

5. Thiếc (Sn)

1000

6. Kẽm (Zn)

5

7. Đồng (Cu) 2

II. Độc tố vi nấm

1. Aflatoxin B1

5

2. Aflatoxin B1B2G1G2

15

3. Patulin

50

 

III. Chỉ tiêu vi sinh vật

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/ml sản phẩm

102

Coliforms

10

E.coli

Không có

S.aureus

Không có

Cl. perfringens

Không có

Streptococci faecal

Không có

TSBTNM-M

10

Streptococci faecal Không có

 Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố nước ngọt


- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Hộ kinh doanh cá thể

- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm

- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất

Trình tự thực hiện thủ tục công bố nước ngọt


Quy trình thực hiện

*Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm 

- Việc kiểm nghiệm sản phẩm nhằm mục đích xác định sản phẩm nước ngọt có đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Quy trình thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm như sau:

+ Xác định rõ sản phẩm của mình cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu gì hoặc nếu không xác định được thì Luật P&P sẽ hỗ trợ trong việc xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm cho sản phẩm.

+ Xác định trung tâm đủ điều kiện chức năng thử nghiệm 

+ Gửi mẫu sản phẩm nước ngọt cho trung tâm kiểm nghiệm

+ Nhận lại kết quả kiểm nghiệm: Kết quả kiểm nghiệm là căn cứ đánh giá chất lượng sản phẩm nên trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng các chỉ tiêu thì phải lấy mẫu khác để thực hiện kiểm nghiệm còn nếu đạt được các chỉ tiêu kiểm nghiệm thì chuyển  qua bước công bố sản phẩm tại Cơ quan nhà nước quản lý.

*Bước 2: Công bố thông tin sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Thẩm quyền: Sở công thương tỉnh/thành phố nơi đặt cơ sở sản xuất.

Những vướng mắc khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục công bố nước ngọt


Câu 1: Công ty tôi có hai cơ sở sản xuất nước ngọt, vậy công ty phải thực hiện thủ tục công bố nước ngọt tại cơ quan nào?

- Thủ tục công bố nước ngọt được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định. Có hai cơ sở sản xuất thì sẽ chia làm hai trường hợp:

+ Nếu hai cơ sở sản xuất nước ngọt đều nằm trong một tỉnh thì khách hàng cần thực hiện thủ tục tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định

+ Nếu hai cơ sở sản xuất nước ngọt nằm ở hai tỉnh khác nhau thì khách hàng có thể lựa chọn một trong hai cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất.

Câu 2: Công ty tôi thực hiện sản xuất và kinh doanh nước ngọt, vậy công ty cần thực hiện thủ tục tự công bố hay thủ tục đăng ký bản công bố nước ngọt.

- Như đã phân tích ở trên, Đối với sản phẩm nước ngọt được coi là thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi thì cần thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố. Còn đối với nước ngọt thông thường thì cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm. Khách hàng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm của mình để thực hiện thủ tục cho phù hợp, tránh gây mất thời gian, công sức và chi phí.

Câu 3: Công ty tôi đã thực hiện công bố nước ngọt, vậy nhãn mác của sản phẩm phải ghi những nội dung gì?

- Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

- Nội dung của nhãn mác của nước ngọt phải theo quy định tại Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 43/017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, cụ thể nhãn của nước ngọt phải có các nội dung bắt buộc sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin cảnh báo; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Câu 4: Công ty chúng tôi đã tự công bố cho sản phẩm nước ngọt, nay công ty muốn thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt hơn. Vậy công ty có cần thực hiện thủ tục công bố lại sản phẩm hay không?

- Các trường hợp phải công bố lại khi có thay đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP là thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm. Theo đó, nếu chỉ thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt mà không thay đổi các nội dung về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì công ty không cần thực hiện tự công bố lại.

Câu 5: Công ty tôi đã thực hiện thủ tục công bố nước ngọt, nay công ty muốn thay đổi địa chỉ sản xuất nước ngọt thì có cần thực hiện tự công bố lại nước ngọt hay không?

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, một trong những nội dung khi thay đổi thì phải thực hiện thủ tục công bố lại đó là thay đổi xuất xứ sản phẩm. Thay đổi địa chỉ sản xuất cũng đồng nghĩa với thay đổi xuất xứ sản phẩm nên khi thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất, cơ sở cần thực hiện lại thủ tục công bố nước ngọt.

Câu 6: Công ty tôi chúng tôi là công ty A có thuê công ty B gia công sản xuất nước ngọt, vậy công ty A hay công ty B cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi thực hiện thủ tục công bố nước ngọt?

- Công ty cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là công ty B. Bởi theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn thì không thuộc đối tượng phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do đó, công ty A không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi thực hiện thủ tục công bố nước ngọt. Còn công ty B là công ty trực tiếp sản xuất nước ngọt nên không thuộc đối tượng không phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược