Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

Thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư là cách thức để chấm dứt một dự án đầu tư. Vậy thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư thực hiện trong những trường hợp nào ? Cần những giấy tờ gì và quy trình thực hiện ra sao ? Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư như sau:

 

-

Cơ sở pháp lý


- Luật đầu tư 2014; 

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;

-  Thông tư 03/2021/ TT- BKH- DT

Thủ tục chấm dứt Hoạt động dự án đầu tư là gì ?


Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định --> Thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư là việc thực hiện các công việc, quy trình để dự án đầu tư không hoạt động nữa. 

Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư  trong những trường hợp nào ?


Các trường hợp chấm dứt dự án đầu tư được quy định theo quy định tại khoản 1, Khoản 2- Điều 48- Luật Đầu tư với quy định nội dung cụ thể như sau:

1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;

e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;

g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

3. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có ý kiến của cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư.

4. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư.

7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư quy định tại Điều này.

Hồ sơ thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư ?


- Đơn đề nghị chấm dứt dự án đầu tư; 

- Nghị quyết, quyết định của công ty về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ;

- Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.

Trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư


Điều 57. Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư

1. Dự án đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư.

2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:

a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;

c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.

3. Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp này, nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); nội dung dự án đầu tư tiếp tục có hiệu lực.

4. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

5. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư lập biên bản trước khi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có quyết định thu hồi đất.

6. Trường hợp nhà đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện phần dự án không bị chấm dứt hoạt động, đồng thời thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này.

7. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế thì dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này và nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

8. Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
b) Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.

Phải làm gì sau khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư ?


- Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;

- Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.

Vướng mắc khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư ?


Câu hỏi : Doanh nghiệp tôi chỉ thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư mà không giải thể doanh nghiệp có được không?

- Trả lời: Công ty bạn có thể chỉ thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư mà không cần phải thực hiện giải thể công ty. Bởi một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp chỉ muốn chấm dứt hoạt động của một dự án đầu tư nhưng vẫn muốn tiếp tục các dự án khác thì không thực hiện giải thể doanh nghiệp

Câu hỏi : Khi công ty thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư và muốn giải thể công ty thì phải làm bước nào trước, bước nào sau?

Trả lời: Công ty là tổ chức kinh tế đứng ra để thực hiện các dự ánd đầu tư và một công ty có thể có một hoặc nhiều dự án đầu tư nên khi một dự án chấm dứt thì không đồng nghĩa với việc một công ty ( Tổ chức kinh tế chấm dứt) nên khi công ty thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư và giải thể công ty thì công ty cần phải thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư trước sau đó  mới thực hiện thủ tục giải thể công ty. Hơn nữa, khi thực hiện thủ tục giải thể công ty thì về căn bản là công ty đó đã phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ với cơ quan nhà nước, người lao động, đối tác nên dự án đầu tư cũng phải báo chấm dứt rồi thì mới giải thể công ty được/

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư có cần cung cấp thông tin gì không ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư, công ty cần phải cung cấp thông tin như: 

Tình hình hoạt động của dự án;

+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính

+ Thời điểm chấm dứt hoạt động của dự án: từ ngày... tháng... năm.......

+ Giải trình lý do chấm dứt hoạt động: 

Dịch vụ thực hiện thủ tục chấm dứt dự  án đầu tư


- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư;

- Nhận tài liệu và thông tin từ khách hàng để thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư;

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục chấm dứt dự án đầu tư; 

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách.

Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đối tác chiến lược