Hiện nay, lĩnh vực khám và chữa bênh đang vô cùng được chú trọng nhằm đáp ứng như cầu khám chữa bệnh của cong người. Để hoạt động trong lĩnh vực này các cơ sở ý tế cần phải có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Vậy các cơ sở khám chữa cần có những điều kiện, trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ như thế nào để xin giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh,
Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục để xin giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở pháp lý
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP
- Thông tư 41/2015/TT-BYT
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Khám bênh, chữa bệnh là gì? Cơ sơ khám chữa bệnh là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2006 quy đinh
- Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
- Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh..
Vì sao phải xin giấy phép hoạt động khám chữa bệnh
Theo quy định tại Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bênh thì muốn hoạt đông khám bệnh, chữa thì phải bắt buộc phải được cấp giấy phép hoạt động thì mới được pháp luật công nhận.
Còn đối với những hoạt khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không phép thì theo quy định khoản 6 Điều 38 Nghị định 176/2013 sẽ bị xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế với mức phạt Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. Ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung như Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động.
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
- Cơ sở giám định y khoa;
- Phòng khám bệnh, chữa bệnh bao gồm phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ gia đình, phòng chẩn trị y học cổ truyền và bệnh xá;
- Nhà hộ sinh;
- Cơ sở chẩn đoán bao gồm phòng chẩn đoán hình ảnh và phòng xét nghiệm;
- Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả;
- Trạm y tế cấp xã; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Điều kiện để được cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
- Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
- Trường hợp đăng ký thành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.
Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
- Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước cấp
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật người phụ trách bộ phận chuyên môn kèm theo chứng chỉ có liên quan về khám bệnh, chữa bệnh
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
- Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
Chủ thể
- Tổ chức
- Cá nhân
Có thực hiện các hoạt động liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Thẩm quyền
- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác.
- Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn,
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý
Khách hàng cần cung cấp
- Bản sao quyết định thành lập của cơ quan tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật người phụ trách bộ phận chuyên môn kèm theo chứng chỉ có liên quan về khám bệnh, chữa bệnh
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự
- Điều lệ tổ chức và hoạt động
Thời gian thực hiện
- 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com