Thủ tục bổ sung ngành Sản xuất thực phẩm là thủ tục bắt buộc khi các doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động kinh doanh về lĩnh vực này. Vậy khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm cần điều kiện gì ? Hồ sơ như nào ? Luật P&P xin gửi tới quý vị nội dung bài viết thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm với nội dung cụ thể như sau:
Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm là gì ?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là việc doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình về một ngành mới, lĩnh vực mới nhưng lại chưa có trong danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc mở rộng hoạt động này dẫn đến doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thêm mã ngành nghề hoạt động trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm là những công việc mà doanh nghiệp phải làm theo quy định của pháp luật để thêm mã ngành nghề sản xuất thực phẩm vào trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi bổ sung được ngành nghề kinh doanh rồi thì doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động được những ngành nghề này.
Tại sao khi kinh doanh phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm ?
- Nhiều doanh nghiệp hỏi là nếu công ty chúng tôi có bổ sung ngành nghề mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có đúng quy định không ? Xin trả lời căn cứ quy định tại khoản 1 điều 31 Luật doanh nghiệp 2020:
"1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp."
--> Như vậy khi doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động ngành nghề kinh doanh nhất định thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo lên Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
“ Vi phạm quy định về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh về việc bổ sung ngành nghề ”
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm ?
Trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩmcho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần lưu ý là phải xem các điều kiện căn bản như sau:
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp để có thông tin căn bản về doanh nghiệp khi làm hồ sơ
- Ngành nghề kinh doanh có phải là ngành nghề có điều kiện không ? Nếu là có điều kiện thì điều kiện cụ thể là gì ? Xem doanh nghiệp mình có khả năng đáp ứng được điều kiện đó không ? Hiện nay thì không nhất thiết là khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh là doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đó ngay lập tức mà hoàn toàn có thể bổ sung ngành nghề đó trước rồi sau xin các loại giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện với lĩnh vực tương ứng. Việc xem ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không nhằm mục đích là đánh giá năng lực công ty trước khi đăng ký --> Đối với ngành nghề sản xuất thực phẩm thì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và điều kiện cụ thể như nào được thể hiện như mục bên dưới.
- Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh đó phải được sự nhất trí và đồng ý của doanh nghiệp. Nếu là công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công ty còn nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì phải được sự đồng ý của Hội đồng thành viên còn nếu là công ty Cổ phần thì được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông công ty
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải xem xét ngành nghề kinh doanh này có điều kiện gì đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không hay người nước ngoài có bị cấm hay không ?
- Cuối cùng là phải có hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh hợp pháp và đầy đủ để gửi lên trên Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Điều kiện để kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm gì ?
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định và Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm cần khớp mã ngành như nào ?
- Khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ áp mã ngành kinh tế quốc dân theo quy định tại về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nhưng không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng khớp được theo mã ngành trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mà có những ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tìm các văn bản pháp luật liên quan quy định về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đó.
- Trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì doanh nghiệp lấy mã ngành nghề cấp 4 để thực hiện việc khớp mã ngành nghề vì khi doanh nghiệp vào trong đó tìm mã ngành nghề sẽ 5 cấp mã ngành là mã ngành cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp 5. Các mã này theo thứ tự đi từ khái quát đến chi tiết nên doanh nghiệp có thể tìm theo lĩnh vực nhưng khi làm hồ sơ và khi cơ quan nhà nước ra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì sẽ ghi nhận là mã ngành nghề cấp 4.
Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm cần những gì ?
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc kèm theo Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ như: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà đã có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã bổ sung ngành nghề kinh doanh đó
Sau khi bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm xong có được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ?
Hiện nay khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới vì đối với danh sách ngành nghề kinh doanh hiện nay sẽ không được hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như trước kia nữa mà có danh sách ngành nghề kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thì Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp một bảng xác nhận ngành nghề có ghi nhận các ngành nghề kinh doanh công ty đăng ký.
Có thể bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm với những ngành nghề khác được không ?
Hiện nay Luật không hạn chế việc khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chỉ được bổ sung bao nhiêu ngành nghề nên trong cùng một hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh cùng một lúc trong cùng một hồ sơ. Nhưng doanh nghiệp cũng tránh tình trạng là bổ sung quá nhiều ngành nghề kinh doanh thậm chí ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không bao giờ hoạt động đến vì lý do bảng mã ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và nhiều ngành nghề nên việc khớp quá nhiều ngành nghề kinh doanh sẽ dấn đến việc khi thẩm định hồ sơ trên Sở sẽ gây khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ và khi có thay đổi quy định về pháp luật doanh nghiệp lại phải cập nhật lại ngành nghề đó theo đúng quy định nên lúc đó lại thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
Không có mã ngành nghề sản xuất thực phẩm mà xuất hóa đơn có được không ?
- Trong trường hợp công ty chưa có mã ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện việc xuất hóa đơn cho lĩnh vực, ngành nghề đó thì doanh nghiệp bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư. Việc xuất hóa đơn thực ra là hành vi căn cứ xác minh rằng doanh nghiệp đã hoạt động về lĩnh vực ngành nghề đó nên nếu việc đã xuất hóa đơn nhưng lại không bổ sung ngành nghề kinh doanh chứng minh một điều là doanh nghiệp đã vi phạm với hành vi có thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện việc đăng ký thay đổi.
- Mức phạt thì được quy định như đã nêu ở mục trên, Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm có gì khác không ?
Công ty nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thì có khác biệt so với công ty có Vốn 100% Vốn Việt Nam với những lưu ý như sau: Nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà đã có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư trước sau đó mới thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau. Còn nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng không có giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chỉ cần xem xét nhà đầu tư nước ngoài có đáp ứng được điều kiện ngành nghề đó thông qua việc điều chỉnh thông báo đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Khi xem xét điều kiện về ngành nghề kinh doanh trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không chỉ căn cứ vào mã ngành nghề theo quyết định về mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mà còn phải xem xét trong các văn bản khác về ràng buộc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm khách hàng cần chuẩn bị gì ?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty đối với công ty Việt Nam còn nếu là công ty có giấy chứng nhận đầu tư thì cần có giấy chứng nhận đầu tư;
- Thông tin về ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến bổ sung ngành nghề;
- Những giấy tờ liên quan để chứng minh nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện nếu cơ quan nhà nước yêu cầu;
Công việc Luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm
- Tiếp nhận thông tin từ khách liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh lên trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm
- Nhận và bàn giao kết quả sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm
- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com