Trong quá trình kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn, việc công ty tiến hành thêm ngành nghề cho công ty là rất thường xuyên. Khi công ty muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty công ty phải tiến hành thông báo, đăng ký với cơ quan đăng ký kinh danh. Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn?
Bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Bổ sung ngành nghề là gì?
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 “Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật doanh nghiệp 2014; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
- Bổ sung ngành nghề kinh doanh là việc công ty thêm ngành nghề kinh doanh hiện nay công ty chưa có vào trong danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty
Tại sao khi bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn phải thông báo với cơ quan nhà nước?
- Theo quy định tại Khoản 1 điều 49 Nghị định 78/2016/NĐ-CP “Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký”
- Thời hạn thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh là 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi
- Nếu quá thời hạn trên sẽ bi phạt theo quy tại điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP “Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định”
Quy định của pháp luật về ghi ngành nghề kinh doanh
- Khi thông báo bổ sung người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó
Ví dụ: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (Điều 14 Nghi định 10/2020/NĐ-CP)
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Ví dụ: Ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế
Thì khách hàng đăng ký như sau
+ Mã ngành: 3250
+ Tên ngành nghề: Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng
Chi tiết: Sản xuất trang thiết bị y tế (Điều 1 Nghị định 36/2016/NĐ-CP)
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
Ví dụ khi muốn bổ sung ngành nghề trồng cây ăn quả khách hàng muốn đăng ký chi tiết hơn là trông cây nho thì thực hiện đăng ký như sau:
+ Mã ngành nghề: 0121
+ Tên ngành nghề: Trồng cây ăn quả
Chi tiết: Trồng nho
- Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ví dụ: Đối với việc sản xuất trang thiết bị y tế. Ngành nghề này là ngành nghề có Điều kiện. Điều kiện cần phải đáp ứng chính là giấy phép sản xuất trang thiết bị y tế. Sau khi tiến hành thông báo với sở kế hoạch đầu về việc bổ sung ngành nghế sản xuất trang thiết bị y tế thì công ty phải thực hiện xin giấy phép sản xuất trang thiết bi y tế. Khi có giấy phép sản xuất trang thiết bị y tế thì công ty mới được tiến hành sản xuất
- Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định . Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Thông báo bổ sung ngành nghề theo mẫu
- Biên bản họp của hội đồng thành viên
- Quyết định của đại hội đồng thành viên
-Văn bản ủy quền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không phải là người làm thủ tục
Chú ý: Nội dung của biên bản họp cần có các nội dung sau:
+ Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
+ Họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện ủy quyền của thành viên không dự họp
+ Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
+ Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành đối với từng vấn đề biểu quyết;
+ Các quyết định được thông qua
+ Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Thông báo bổ sung ngành nghề theo mẫu
- Quyết định của chủ sở hữu
-Văn bản ủy quền trong trường hợp chủ sở hữu không phải là người làm thủ tục
Quy trình thực hiện thực hiện bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn
- Thẩm quyền: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính
- Thời gian thực hiện: 03-05 ngày kể từ thời điểm hồ sơ hợp lệ
- Cách thực hiện: Nộp trực tiếp, qua đường bưu điện, hoặc qua mạng tại địa chỉ website https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề
+ Bước 2: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế và hoạch đầu
+ Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày.
+ Bước 4: Sau khi được chấp thuận hồ sơ hợp lệ qua mạng thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ bản giấy tại trụ sở kế hoạch và đầu tư nơi đăng ký thành lập doanh nghiệp để nhận kết quả
Lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn
- Ngoài việc nộp hồ thì phải thực hiện kê khai ngành nghề trong hệ thống đăng ký kinh doanh
- Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Ví dụ sản xuất trang thiết bị y tế là ngành nghề có điều kiện, nên sau khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề phải thực hiện thủ tục giấy phép sản xuất trang thiết bị y tế
- Vào phần đăng ký ngành nghề kinh doanh nếu có xuất hiện ngành nghề xanh, đỏ thì tiến hành cập nhập lại đối với những ngành nghề đó
- Nếu công ty chưa có kế toán trưởng/phụ trách kế toán, phương pháp tính thuế, số điện thoại của công ty trong qua trình bổ sung ngành nghề thì đồng thời phải tiến hành bổ sung thêm những nội dung trên
Câu hỏi khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Khách hàng hỏi: Tôi hiện nay muốn thực hiện bổ sung ngành nghề sản xuất bánh kẹo cho công ty. Công ty cho tôi hỏi ngoài việc đăng ký ngành nghề với cơ quan nhà nước công ty tôi cần phải đáp ứng điều kiền gì không?
Luật P&P trả lời: Vì bánh kẹo là thực phẩm, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện cần phải đáp ứng là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vì vậy sau khi thông báo đăng ký với sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính công ty phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Khách hàng hỏi: Khi công ty tôi thực hiện bổ sung ngành nghề có điều kiện thì có cần phải đáp ứng ngày các điều kiện khi thực hiện thông báo với ở kế hoạch đầu tư không?
Luật P&P trả lời: Đối với ngành nghề kinh doanh có yêu cầu với mức vốn pháp định thì công ty mới phải đáp ứng ngay điều kiện khi thực hiện thống báo với sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Còn đối những ngành nghề có điều kiện như giấy phép, cở sở vật chất, phương tiện vận chuyển, chứng chỉ… thì công ty không cần phải đáp ứng đủ các điều kiện khi thực hiện thủ tục thông báo với sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở
Nhưng lưu ý “Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động”
Như vậy sau khi đáp ứng đủ các điều kiện thì công ty mới được tiến hành thực hiện việc sản xuất, kinh doanh
Khách hàng cần cung cấp
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề trong công ty trách nhiệm hữu hạn
- Thực hiện xin giấy phép đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
- Thực hiện khắc con dấu và thông báo mẫu dấu cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com