Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về đời sống của cong người ngày càng tăng cao, con người ngày càng yêu cầu cao vào đời sống hơn. Bên cạnh nhu cầu về đời sống, còn có nhu cầu về không gian sống. Từ việc cần một không gian để sống, ngày nay còn đòi hỏi không gian sống phải đẹp. Để có một không gian đẹp thì phải có thiết kế kiến trúc. Đó cũng là lý do vì sao mỗi công trình xây dựng cần có kiến trúc thiết kế cũng như nhu cầu tìm kiếm kiến trúc sư để thiết kế nhà ở ngày càng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, có nhiều cá nhân tổ chức tham gia vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Để có thể hoạt động trong lĩnh vực này cần phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề. Tuy nhiên không phải cá nhân, tổ chức nào cũng hiểu rõ về thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc. Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để biết rõ hơn về vấn đề này.

Thiết kế kiến trúc là ngành nghề có điều kiện nên để có thể hoạt động thiết kế kiến trúc tổ chức, cá nhân phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Vì vậy bên cạnh thủ tục bổ sung ngành nghề ở phòng đăng ký kinh doanh, tổ chức hoạt động xây dựng phải thực hiện thêm thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Thủ tục bổ sung ngành ngề thiết kế kiến trúc là gì?


Thiết kế kiến trúc là việc bố trí, sắp đặt không gian bao gồm kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện, hệ thống thông gió, hệ thống cấp thoát nước,…Thiết kế kiến trúc bao gồm thiết kế kiến trúc sơ bộ, thiết kế kiến trúc cơ sở, thiết kế kiến trúc kỹ thuật, thiết kế kiến trúc bản vẽ, thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc cảnh quan. Bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc là việc thêm mã ngành của thiết kế kiến trúc vào trong danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc là các công việc mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện để thêm mã ngành thiết kế kiến trúc vào danh sách ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc?


Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày khi có sự thay đổi về ngành, nghề kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm

Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc


- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.

- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề

Khớp mã ngành thiết kế kiến trúc


Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Thiết kế kiến trúc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành thì thiết kế kiến trúc thuộc mã ngành 7110 – Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc


- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ

- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề thiêt kế kiến trúc


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề thiết kế kiến trúc qua mạng

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề thiết kế kiến trúc tại  Phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nhận kết quả

Điều kiện hoạt động ngành nghề thiết kế kiến trúc


Thiết kế kiến trúc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có thể hoạt động về thiết kế kiến trúc đối với tổ chức phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng đối với cá nhân. Để có chứng chỉ thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

Hạng I:

- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

 Hạng II:

- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

 Hạng III:

- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng


- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập

- Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng

- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực

- Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai

- Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng đối với cá nhân


- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng

- Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.

- Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề.

- Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai.

- Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.

- Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng


Thẩm quyền: Cơ quan chuyên môn của Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I, Sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, III

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng qua mạng

Thời gian giải quyết: 20 ngày

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Bước 3: Nhận kết quả

Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ


Khách hàng hỏi: Hoạt động xây dựng trong khi chưa được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị xử lý như thế nào?

Luật P&P trả lời: Pháp luật có quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của luật đầu tư.

Khách hàng hỏi: Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài có thời hạn trong bao lâu?

Luật P&P trả lời: Chứng chỉ hành nghề hoạt động có thời hạn tối đa là 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Khách hàng hỏi: Sau khi bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có phải thực hiện thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh không?

Luật P&P trả lời: Phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan quản lý về đăng ký doanh nghiệp, khi có thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ phải thông báo lên phòng đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên chứng chỉ năng lực là chứng chỉ chuyên môn nên sẽ do cơ quan chuyên môn phụ trách ở đây là Bộ xây dựng, có trách nhiệm công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ và tổ chứng bị thu hồi chứng chỉ lên trang thông tin điện tử của mình. Như vậy trách nhiệm thông báo và công khai thông tin về tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là của Bộ xây dựng 

Khách hàng hỏi: Có được kinh doanh ngành nghề mà chưa thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh?

Luật P&P trả lời: Khi có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề, khi bổ sung ngành nghề mã ngành nghề đó sẽ được thêm vào trong danh sách ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để xác định doanh nghiệp được kinh doanh ngành nghề đã đăng ký. Khi thực hiện việc đăng ký bổ sung doanh nghiệp phải thông báo lên Cơ quan đăng ký quốc gia, nếu không thực hiện việc thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về vi phạm thông báo.

Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ


- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề thiết kế kiến trúc

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc

- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc

- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc tại cơ quan đăng ký kinh doanh

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành ngề thiết kế kiến trúc

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề thiết kế kiến trúc

- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề thiết kế kiến trúc

Liên hệ với với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

 

Đối tác chiến lược