Thực phẩm chức năng là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay. Ở hầu hết các nhà thuốc, siêu thị đều bày bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, nhu cầu của thị trường về thực phẩm chức năng cũng ngày một tăng cao. Cầu cao thì đòi hỏi phải có các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng để đáp ứng nguồn cung cho thị trường. Cũng chính vì thế mà có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức vào ngành nghề kinh doanh của mình. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn.
Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng là gì?
Sản xuất thực phẩm chức năng là quy trình, các bước để tạo ra thực phẩm chức năng. Sản xuất thực phẩm chức năng bao gồm nhiều giai đoạn sau: xác định nguồn nguyên liệu cung cấp; kiểm nghiệm nguyên liệu; pha trộn thực phẩm chức năng. Để có thể hoạt động về ngành nghề này doanh nghiệp phải thêm mã ngành của ngành vào danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng là các công việc mà doanh nghiệp sẽ phải làm để thêm mã ngành sản xuất thực phẩm chức năng vào trong danh sách ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phấm chức năng?
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
Điều kiện hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng
Để có thể hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng doanh nghiệp phải có giấy chứng cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị và người tham gia sản xuất phải đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật.
Nguyên liệu dùng sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại cơ sở phải bảo đảm an toàn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền và phải còn hạn sử dụng.
Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế và bảo đảm an toàn theo quy định;
Bao bì chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn, không thôi nhiễm các chất độc hại, không làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm, không bị ô nhiễm các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Khớp mã ngành đối với sản xuất thực phẩm chức năng
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề sản xuất thực phẩm chức năng qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề sản xuất thực phẩm chức năng tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả
Những cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng nào không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
Các mức xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm chức năng
Cơ sơ sản xuất thực phẩm chức năng có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo về an toàn thực phẩm trong sản xuất. Ngoài ra còn có thể bị truy tố hình sư về bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trách nhiệm thông báo của cơ sở sản xuất khi có sản phẩm bị thu hồi
Trong thời gian tối đa 24 giờ kể từ khi phát hiện thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc trường hợp bị thu chủ thực phẩm chức năng phải gửi thông báo đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh; gửi thông báo đến cơ quan truyền thông và báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuất thực phẩm chức năng
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuất thực phẩm chức năng
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com