Nhu cầu đời sống ngày càng cao, bên cạnh nhu cầu về ăn ngon nhu cầu về làm đẹp cũng tăng cao. Chính vì thế mà mỹ phẩm trở thành sản phẩm không thể thiếu đối với người tiêu dùng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Từ nhu cầu thị trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm. Thế nhưng thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm được thực hiện như thế nào không phải ai cũng biết rõ. Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề có điều kiện nên bên cạnh việc thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm, để có thể kinh doanh sản xuất mỹ phẩm doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Nên thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm được thực hiện qua 02 bước sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Bước 1: Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm là gì?
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Được dùng ngoài da nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế riêng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên và một số được tổng hợp. Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc, nước hoa.
Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm là các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để thêm mã ngành nghề sản xuất mỹ phẩm vào danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm?
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
Khớp mã ngành đối với sản xuất mỹ phẩm
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Theo những quy định trên mã ngành của sản xuất mỹ phẩm trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là: 2023
Hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề sản xuất mỹ phẩm qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề sản xuất mỹ phẩm tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả
Bước 2: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm là gì?
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở đáp ứng đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cơ sở được hoạt động sản xuất mỹ phẩm. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm là các công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động về sản xuất mỹ phẩm phải thực hiện để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để có thể bắt đầu sản xuất mỹ phẩm.
Tại sao phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm?
Sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề có điều kiện, vì vậy để kinh doanh sản xuất mỹ phẩm bên cạnh thủ tục bổ sung ngành nghề doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Giấy chứng nhận là cơ sở để cơ quan nhà nước xác nhận doanh nghiệp đó đã đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để sản xuất mỹ phẩm.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
- Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.
+ Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
+ Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
- Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Thẩm quyền: Sở y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho cơ sở trên địa bàn
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện
Thời gian: sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở y tế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ hợp lệ; thông báo bằng văn bản đối với hồ sơ chưa hợp lệ
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở y tế
Bước 3: Nhận kết quả
Những trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm có thể bị thu hồi giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở sản xuất mỹ phẩm không đáp ứng tất cả các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật;
3. Cơ sở sản xuất mỹ phẩm thực hiện việc sản xuất mỹ phẩm không đúng địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
4. Giả mạo tài liệu trong hồ sơ để được cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
5. Cơ sở sản xuất mỹ phẩm có văn bản đề nghị thu hồi tự nguyện Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Sau khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm lên Sở y tế sau bao lâu sẽ nhận được kết quả?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và phí thẩm định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khách hàng hỏi: Trường hợp nào khi sản xuất mỹ phẩm không phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm?
Luật P&P trả lời: Đối với cơ sở sản xuất mỹ phẩm đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN) bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất mỹ phẩm về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Như vậy cơ sở sản xuất mỹ phẩm đã được cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm sẽ được Sở y tế cấp trực tiếp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Khách hàng hỏi: Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất mỹ phẩm là bao nhiêu?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật phí thẩm định điều kiện sản xuất mỹ phẩm đối với cơ sở xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm là 6.000.000 đồng/ cơ sở
Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuất thực mỹ phẩm
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuất mỹ phẩm
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com