Ăn mặc là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, kinh tế càng phát triển nhu cầu về đời sống càng cao. Ngày nay con người đồi hỏi là phải mặc đẹp, chính vì vậy mà thúc đẩy ngành may sản xuất may mặc phát triển. Nhiều công ty có nhu cầu bổ sung ngành nghề sản xuất may mặc vào nghành nghề kinh doanh của mình. Tuy nhiên thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc không phải công ty nào cũng nắm rõ. Khách hàng hãy tham khảo bài viết sau của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc là gì?
Sản xuất hàng may mặc là quá trình tạo ra các sản phẩm là quần áo, quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau: thiết kế rập trong may mặc, cắt tạo sản phẩm, may thành sản phẩm. Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để thêm mã ngành nghề sản xuất hàng may mặc vào danh sách ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc?
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
Khớp mã ngành đối với sản xuất hàng may mặc
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Mã ngành sản xuất hàng may mặc bao gồm các mã sau:
1410: May trang phục ( trừ trang phục từ da lông thú)
1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc gồm: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; Thuộc, sơ chế da; sản xuất va li, túi xách, yên đệm; sơ chế và nhuộm da lông thú
1511: Thuộc sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú
1512: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
1513: Sản xuất giày, dép
Hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề sản xuất hàng may mặc qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề sản xuất hàng may mặc tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả
Công bố tiêu chuẩn cơ sở đối với hàng may mặc
Công bố tiêu chuẩn kỹ thuật là việc làm tự nguyện của doanh nghiệp về việc xây dựng, công bố sản phẩm may mặc của mình trước cơ quan Nhà nước. Công bố tiêu chuẩn sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu may mặc, an toàn, phù hợp với người tiêu dùng, công bố tiêu chuẩn cơ sở hàng may mặc bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;
Bước 2: Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo tiêu chuẩn cơ sở
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn cơ sở
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn cơ sở;
Bước 8: Công bố tiêu chuẩn cơ sở;
Bước 9: In ấn tiêu chuẩn cơ sở.
Yêu cầu về đối với hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu
Thị trường châu Âu luôn là thị trường khó tính, nó có yêu cầu rất cao đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường của mình và hàng may mặc cũng không ngoại lệ. Đối với hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu phải đáp ứng điều kiện trong chỉ thị an toàn sản phẩm chung của EU, bên cạnh đó còn phải đảm bảo an toàn về các chất bị hạn chế theo quy định tại chỉ thị REACH về hạn chế hóa chất.
Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc có phải xin giấy phép về sản xuất hàng may mặc không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề có điều kiện doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận kinh doanh ngành nghề đó thì mới được phép hoạt động. Thế nhưng sản xuất may mặc là ngành nghề không có điều kiện nên khi doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề này chỉ cần thực hiện thêm mã ngành của sản xuất may mặc vào danh sách ngành nghề đã đăng ký trong danh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khách hàng hỏi: Công ty tôi đang hoạt động về kinh doanh hàng may mặc thì có thể thêm ngành sản xuất hàng may mặc mà không cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh một ngành nghề nào đó thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề. Mỗi ngành nghề sẽ có một mã ngành riêng chỉ khi thực hiện thêm mã ngành vào giấy đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có thể kinh doanh ngành nghề đó. Hơn nữa mỗi ngành nghề sẽ có những đặc thù và yêu cầu riêng không thể gộp chung một mã ngành cho hai ngành nghề kinh doanh. Vì vậy mà mặc dù doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hàng may mặc nhưng nếu muốn mở rộng thêm về sản xuất hàng may mặc thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề.
Khách hàng hỏi: Thời gian thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề là bao lâu?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc. Sau 03 ngày làm việc doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả bổ sung ngành nghề.
Công việc của luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuấy hàng may mặc
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất hàng may mặc
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuất hàng may mặc
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com