Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

Chế phẩm diệt diệt khuẩn là sản phẩm có chứa hoạt chất diệt khuẩn, có tên thương mại riêng và được sử dụng trực tiếp để diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Hiện nay chế phẩm diệt khuẩn được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vì thế mà nhu cầu bổ sung ngành nghề này vào kinh doanh cũng tăng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về thủ tục bổ sung ngành nghề. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bước 1: Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn là gì?


Chế phẩm diệt khuẩn là sản phẩm không thể thiếu trong các gia đình với tính tiện lợi rất cao. Để có thể tham gia vào hoạt động ngành nghề này doanh nghiệp cần phải thêm mã ngành của sản xuất chế phẩm diệt khuẩn vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn là các công việc cần thực hiện để thêm mã ngành này vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn?


Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.

Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm

Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn


- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.

- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề

Khớp mã ngành đối với sản xuất chế phẩm diệt khuẩn


Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Mã ngành của sản xuất chế phẩm diệt khuẩn: 2023 – sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn


- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ

- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề chế phẩm diệt khuẩn  qua mạng

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn tại Phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nhận kết quả

Bước 2: Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm

Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm là gì?


Sản xuất chế phẩm diệt khuẩn là một ngành nghề đặc thù có yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự. Khi tham gia hoạt động sản xuất ngành nghề này doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trên. Giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm là cơ sở xác minh doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt khuẩn. Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm.

Điều kiện về sản xuất chế phẩm diệt khuẩn


- Hoàn thành việc công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm theo quy định của pháp luật

- Điều kiện về nhân sự: Có ít nhất 01 người chuyên trách về an toàn hóa chất đáp ứng các yêu cầu sau: có trình độ từ trung cấp về hóa học trở lên; là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất;

- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

1. Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

2. Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

3. Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.

4. Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.

5. Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.

6. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

7. Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.

8. Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.

9. Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

10. Có phòng kiểm nghiệm kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng hoạt chất của chế phẩm do cơ sở sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất không có phòng kiểm nghiệm thì phải có hợp đồng thuê cơ sở kiểm nghiệm có đủ năng lực.

Điều kiện để xin cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm


- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty có mã ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công ty còn nếu trường hợp đi thuê thì phải chứng minh thông qua hợp đồng thuê nhà xưởng

- Bằng cấp người phụ trách chuyên môn

- Thiết bị máy móc phục vụ quá trình sản xuất

- Các thông tin giấy tờ khác trong quá trình soạn thảo hồ sơ

Hồ sơ xin cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm


Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm:

- Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm

- Bản kê khai nhân sự

- Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng, kho

- Danh mục trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất và ứng cứu sự cố hóa chất

Yêu cầu về hồ sơ:

Hồ sơ phải được làm thành 01 bộ bản giấy kèm theo bản điện tử định dạnh PDF

Các hồ sơ trong tài liệu phải được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự, có trang bìa và danh mục tài liệu.

Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng, kho; danh mục trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất và ứng cứu sự cố hóa chất phải có xác nhận của cơ sở sản xuất

 Thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm


- Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đến Sở y tế nơi cơ sở đặt nhà xưởng sản xuất

- Thủ tục công bố trực tiếp: Trước khi thực hiện sản xuất, người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đến Sở y tế nơi cơ sở sản xuất đặt nhà xưởng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm.

- Thủ tục công bố trực tuyến: Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ theo quy trình trên Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký trực tuyến, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ trực tuyến. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế các thông tin: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ sở sản xuất.

Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ


Khách hàng hỏi: Khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm doanh nghiệp có phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

Luật P&P trả lời: Trong quá trình hoạt động, cơ sở sản xuất có trách nhiệm cập nhật thông tin trong hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có một trong các thay đổi sau: thay đổi về nhân sự; thay đổi về diện tích nhà xưởng, kho; thay đổi về trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất và ứng cứu sự cố hóa chất, chế phẩm; thay đổi tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ.

Khách hàng hỏi: Không thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm có thể sản xuất chế phẩm không?

Luật P&P trả lời: Thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm là một trong những yêu cầu để doanh nghiệp có thể sản xuất chế phẩm. Vì vậy nếu không thực hiện công bố doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất chế phẩm.

Khách hàng hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt khuẩn?

Luật P&P trả lời: Chế phẩm diệt khuẩn là sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ y tế nên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt khuẩn là Sở y tế

Công việc của luật P&P


- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất chế phẩm diệt khuẩn tại cơ quan đăng ký kinh doanh

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề sản xuất chế phẩm diệt khuẩn

Liên hệ với với Luật P&P  


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược