Dân số ngày càng gia tăng cùng với đó là nhu cầu về đi lại của người dân cũng tăng cao. Xuất phát từ nhu cầu đó mà ngành kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ được hình thành và cùng với quá trình phát triển kinh tế ngành kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ cũng ngày càng phát triển và trở nên phổ biến. Tuy nhiên ngành kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ là ngàng nghề có điều kiện, nên không phải công ty nào cũng biết rõ về điều kiện kinh doanh ngành nghề này. Để biết rõ hơn về điều kiện kinh doanh ngành nghề này khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P.
Thế nào là kinh doanh vận tải ?
Kinh doanh dịch vụ vận tải bao gồm vận tải hành khách và vận tải hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ vận tải; trong đó kinh doanh vận tải hành khách bao gồm: kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định; kinh doanh vận tải bằng xe taxi; kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô; kinh doanh vận tải hàng hóa gồm: kinh doanh vận tải bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinhd doanh dịch vụ vận tải được thực hiện qua hai bước cơ bản:
Bước 1: Thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
Bước 2: Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải
BƯỚC 1: THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI
Thế nào là thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ phải mở rộng sản xuất kinh doanh, lúc này doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề. Vì vậy, bổ sung ngành nghề kinh doanh là việc doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất một ngành nghề mới chưa có trong danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải là những công việc mà doanh nghiệp cần phải làm theo quy định của pháp luật để thêm mã ngành của dịch vụ vận tải vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề doanh nghiệp có thể kinh doanh ngành nghề đó.
Tại sao phải thực hiện công việc bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
- Theo quy định của luật doanh nghiệp, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi các nội dung sau:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải phải khớp mã ngành như thế nào?
Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mã ngành nghề được phân thành 5 cấp bao gồm cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 mã ngành nghề này đi từ khái quát đến cụ thể. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Mã ngành của kinh doanh vận tải:
Vận tải hành khách bằng xe buýt: 4921, 4922, 4929
Vận tải đường bộ khác: 4931
Vận tải hành khách đường bộ khác: 4932
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: 4933
Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà đã có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã bổ sung ngành nghề kinh doanh đó
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư
Cách thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Nhận kết quả
Chưa có mã ngành, nghề mà xuất hóa đơn đối với ngành nghề đó có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được quy định các ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi doanh nghiệp muốn kinh doanh một ngành, nghề nào đấy thì phải đăng ký bổ sung vào danh sách ngành nghề đã đăng ký. Doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được thể hiện doanh nghiệp đã có mã ngành nghề đó hay chưa. Nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn mà chưa có mã ngành nghề thì tức là doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề mà chưa đăng ký, đây là hành vi vi pháp pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
Thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh vận tải đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh sẽ phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
BƯỚC 2: THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ điều kiện để kinh doanh một ngành, nghề nào đó. Giấy phép kinh doanh vận tải là giấy phép cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề về vận tải khi doanh nghiệp đó đáp ứng điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải là các công việc mà doanh nghiệp cần phải làm khi đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật và có nhu cầu kinh doanh các ngành, nghề về vận tải.
Tại sao phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi có giấy phép kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận tải thì phải có giấy phép kinh doanh vận tải
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt đối với đơn vị kinh doanh vận tải nhưng không có giấy phép kinh doanh là từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Điều kiện để kinh doanh ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải phải có giấy phép kinh doanh vận tải
- Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách:
+ Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
+ Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
+ Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
+ Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
- Điều kiện đối với vận tải hàng hóa:
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Để được kinh doanh ngành, nghề king doanh vận tải doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Nội dung của giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm:
+ Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
+ Người đại diện theo pháp luật;
+ Các hình thức kinh doanh;
+ Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử.
Quy trình thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh
Thẩm quyền: Sở giao thông vận tải – Phòng quản lý vận tải
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc
Các bước thực hiện:
Bước 1: Soạn và chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tai Sở giao thông vận tải – Phòng quản lý vận tải
Bước 3: Nhận kết quả
Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải
Khách hàng hỏi: Sau khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề doanh nghiệp có phải công bố trên cổng thông tin quốc gia không?
Luật P&P trả lời: Mọi thông tin của doanh nghiệp đều được công bố trên Cổng thông tin quốc gia, khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp phải công bố trên Cổng thông tin quốc gia. Hơn nữa theo quy định hiện hành danh sách ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên Cổng thông tin quốc gia chứ không thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như trước đây.
Khách hàng hỏi: Có được bổ sung cùng một lúc nhiều ngành, nghề kinh doanh không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định hiện nay của pháp luật quy định doanh nghiệp không được kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật cấm. Pháp luật cũng không hạn chế số lượng ngành nghề được bổ sung. Vì vậy doanh nghiệp có thể bổ sung một lúc nhiều ngành, nghề. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên bổ sung quá nhiều ngành, nghề cùng một lúc nó sẽ gây khó khăn cho việc khớp mã ngành, nghề và thẩm định hồ sơ.
Khách hàng hỏi: Doanh nghiệp không thực hiện hoạt động kinh doanh trong thời gian liên tục thì có bị xử lý không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định tại Nghị định 10/2020, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn trong các trường hợp sau:
Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;
Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;
Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.
Như vậy, nếu không kinh doanh vận tải trong vòng 06 tháng liên tục doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
Khách hàng hỏi: Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vận tải theo tuyến có được ngừng khai thác tuyến hoặc một số chuyến trên tuyến không?
Luật P&P trả lời: Doanh nghiệp có thể ngừng khai thác tuyến hoặc một số chuyến trên tuyến khi bến xe hai đầu tuyến đã niêm yết tối thiểu 15 ngày. Trước khi ngừng khai thác tuyến doanh nghiệp phải thông báo đến Sở giao thông vận tải và hai đầu tuyến.
Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh vận tải
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành ngề kinh doanh vận tải
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải
- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh vận tải
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com