Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh là thực phẩm được chế biến sẵn sau đó bảo quản ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Hiện nay do nhu cầu cuộc sống thực phẩm đông lạnh dần trở nên được ưa chuộng. Để kinh doanh ngành nghề này, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên quy trình thực hiện như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh được thực hiện qua hai bước sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh là gì?


Thủ tục kinh doanh thực phẩm đông lạnh là việc thêm mã ngành kinh doanh thực phẩm đông lạnh vào danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh?


Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.

Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm

Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh


- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.

- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề

Khớp mã ngành đối với kinh doanh thực phẩm đông lạnh


Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh


- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ

- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh qua mạng

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh tại Phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nhận kết quả

Bước 2: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?


Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Tại sao phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?


Kinh doanh thực phẩm tươi sống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên khi thực hiện thu tục bổ sung ngành nghề doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì mới có thể bắt đầu kinh doanh ngành nghề này.

Bên cạnh đó pháp luật có quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh


- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Đáp ứng các điều kiện về: Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; Quy định về bảo quản thực phẩm.

- Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Quy trình thủ tục xin xấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Thẩm quyền: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Bước 3: Nhận kết quả

Thủ tục công bố sản phẩm


Hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm:

+ Bản tự công bố sản phẩm

+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm

Thủ tục công bố sản phẩm:

Tổ chức, các nhân tiến hành công bố công sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của mình. Đồng thời tổ chức cá nhân gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Sau khi thực hiện thủ tục công bố tổ chức, cá nhân được kinh doanh sản phẩm công bố.

Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ


Khách hàng hỏi: Có phải thông báo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thủ tục công bố sản phẩm không?

Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật khi thực hiện tủ tục công bố tổ chức, cá nhân phải gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định xử phạt từ 15.000.000 đông đến 20.000.000 đồng khi thực hiện thủ tục công bố mà không gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khách hàng hỏi: Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Luật P&P trả lời: Khi thực hiện các thủ tục về doanh nghiệp phải thực hiện nộp lệ phí cho cơ quan nhà nước. Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 900.000 đồng/ lần/ cơ sở.

Khách hàng hỏi: Những cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh nào không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Luật P&P trả lời: Kinh doanh thực phẩm đông lạnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp muốn kinh doanh thực phẩm đông lạnh phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên có một số trường hợp cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh không phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Săn xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.

Công việc của luật P&P


- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh  

- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh tại cơ quan đăng ký kinh doanh

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm đông lạnh

Liên hệ với với Luật P&P    


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược