Thực phẩm chức năng là một sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Chính vì sự phát triển của thực phẩm chức năng mà nhiều công ty có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng vào trong ngành nghề kinh doanh của mình. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doah thực phẩm chức năng được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học..Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để thêm mã ngành của kinh doanh thực phẩm chức năng vào trong danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng?
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
Điều kiện để kinh doanh thực phẩm chức năng
Để có thể kinh doanh thực phẩm chức năng doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Hiện nay pháp luật không quy định doanh nghiệp phải cung cấp giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể bổ sung giấy chứng nhận sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề.
Các điều kiện cụ thể:
- Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh: Cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật.
- Đối với nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm kinh doanh tại cơ sở phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy định an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền và phải còn hạn sử dụng; phải có sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm kinh doanh.
Khớp mã ngành đối với kinh doanh thực phẩm chức năng
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm chức năng qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm chức năng tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả
Khi nào thì cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thực phẩm chức năng bị thu hồi trong các trường hợp nào?
- Quá thời hạn sử dụng;
- Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;
- Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung đã được xác nhận bởi cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc không phù hợp với nội dung Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật;
- Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khẳng định về tính không an toàn của sản phẩm.
Kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định của pháp luật phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Như vậy khi thực hiện kinh doanh thực phẩm chức năng mà không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và thu hồi đối với các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu.
Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Giấy chứng nhận an toàn thưc phẩm có thời hạn trong bao lâu?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn trong 03 năm. Trước 06 tháng doanh nghiệp có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết thời hạn phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận.
Khách hàng hỏi: Việc thu hồi thực phẩm chức năng không đáp ứng yêu cầu có phải thông báo lên cơ quan nhà nước không?
Luật P&P trả lời: Khi phát hiện thực phẩm chức năng không đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thu hồi và gửi báo cáo đến Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế.
Khách hàng hỏi: Công ty tôi đang muốn kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng chưa có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì công ty tôi có thể bổ sung giấy chứng nhận sau khi đăng ký kinh doanh không và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thực hiện như thế nào?
Luật P&P trả lời: Hiện nay pháp luật không quy định doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề mà hoàn toàn có thể bổ sung sau. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bộ y tế
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả
Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com