Tính đến tháng 6/2020, tỉnh Vĩnh Phúc có 7.345 doanh nghiệp đang hoạt động, trong khi đó cả nước có 780.056 đang hoạt động (chiếm 3,0% khu vực Đồng bằng Sông Hồng, chiếm 0,9% cả nước). Vĩnh Phúc hiện đang xếp thứ 17 trên cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động. Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước, cụ thể: (1) Thành phố Hồ Chí Minh có 26,5 doanh nghiệp; (2) Đà Nẵng có 19,8 doanh nghiệp; (3) Hà Nội có 19,3 doanh nghiệp; (4) Bình Dương có 12,9 doanh nghiệp; (5) Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; (6) Khánh Hòa có 9,0 doanh nghiệp; (7) Bà Rịa - Vũng Tàu có 8,8 doanh nghiệp và (8) Bắc Ninh có 8,2 doanh nghiệp. Trong khi đó, Vĩnh Phúc có 6,1 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân, thấp hơn so với bình quân cả nước. Với tiềm năng sẵn có Vĩnh Phúc hoàn toàn có thế mạnh để phát triển hơn nữa số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Luật P&P xin hỗ trợ tới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với các thủ tục như: Thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, .. trong đó có thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc với nội dung cụ thể như sau:
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc là gì ?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là việc doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình về một ngành mới, lĩnh vực mới nhưng lại chưa có trong danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc mở rộng hoạt động này dẫn đến doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thêm mã ngành nghề hoạt động trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc là những công việc mà doanh nghiệp phải làm theo quy định của pháp luật để thêm mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Sau khi bổ sung được ngành nghề kinh doanh rồi thì doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động được những ngành nghề đó.
Không có mã ngành nghề kinh doanh có được phép kinh doanh về lĩnh vực đó không ?
Hiện nay có nhiều người hỏi nếu công ty chúng tôi không có mã ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì có được phép kinh doanh mã ngành nghề đó hay không ? Nhưng thực tế là khi doanh nghiệp hoạt động về ngành nghề nào thì vẫn phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh đó căn cứ theo mã ngành nghề của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Hiện nay chỉ có khác so với luật Doanh nghiệp cũ là khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập mới công ty trên kết quả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không còn thể hiện ngành nghề. Danh sách ngành nghề kinh doanh được thể hiện trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Nhưng khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp một xác nhận về danh sách ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp hiện có và danh sách này có dấu xác nhận của Sở Kế hoạch- Đầu tư.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc ?
- Nhiều doanh nghiệp hỏi là nếu công ty chúng tôi có bổ sung ngành nghề mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có đúng quy định không? Xin trả lời căn cứ quy định tại khoản 1 điều 31 Luật doanh nghiệp 2020
"1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp."
Như vậy khi doanh nghiệp thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh dẫn đến có sự thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo lên Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
“Vi phạm quy định về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh về việc bổ sung ngành nghề”
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc ?
Trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc thì doanh nghiệp cần lưu ý là phải xem các điều kiện căn bản như sau:
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp để có thông tin căn bản về doanh nghiệp khi làm hồ sơ
- Phải xem ngành nghề kinh doanh có phải là ngành nghề có bị cấm không nếu bị cấm kinh doanh thì không được đăng ký
- Ngành nghề kinh doanh có phải là ngành nghề có điều kiện không ? Nếu là có điều kiện thì điều kiện cụ thể là gì ? Xem doanh nghiệp mình có khả năng đáp ứng được điều kiện đó không ? Hiện nay thì không nhất thiết là khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh là doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đó ngay lập tức mà hoàn toàn có thể bổ sung ngành nghề đó trước rồi sau xin các loại giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện với lĩnh vực tương ứng. Việc xem ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không nhằm mục đích là đánh giá năng lực công ty trước khi đăng ký.
- Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh đó phải được sự nhất trí và đồng ý của doanh nghiệp. Nếu là công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công ty còn nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì phải được sự đồng ý của Hội đồng thành viên còn nếu là công ty Cổ phần thì được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông công ty
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải xem xét ngành nghề kinh doanh này có điều kiện gì đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không hay người nước ngoài có bị cấm hay không ?
- Cuối cùng là phải có hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh hợp pháp và đầy đủ để gửi lên trên Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Cách khớp mã ngành nghề khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc
- Khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ áp mã ngành kinh tế quốc dân theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nhưng không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng khớp được theo mã ngành trong quyết định 27/2018/QĐTTG mà có những ngành nghề kinh doanh không có trong danh sách ngành nghề kinh doanh này nên trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tìm các văn bản pháp luật liên quan quy định về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đó.
- Khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ áp mã ngành kinh tế quốc dân theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì doanh nghiệp lấy mã ngành nghề cấp 4 để thực hiện việc khớp mã ngành nghề vì khi doanh nghiệp vào trong đó tìm mã ngành nghề sẽ 5 cấp mã ngành là mã ngành cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp 5. Các mã này theo thứ tự đi từ khái quát đến chi tiết nên doanh nghiệp có thể tìm theo lĩnh vực nhưng khi làm hồ sơ và khi cơ quan nhà nước ra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì sẽ ghi nhận là mã ngành nghề cấp 4.
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi khớp mã ngành nghề doanh nghiệp phải đảm được nội dung quy định cụ thể về mã ngành nghề đó. Hiện nay thì đối với các ngành nghề có điều kiện trong hệ thống ngành nghề thường phân ra là những ngành nghề có điều kiện như sau:
+ Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định: Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ công ty bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hậu kiểm, doanh nghiệp xuất trình văn bản xác nhận vốn pháp định (Ví dụ như: Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, giấy chứng nhận ký quỹ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định,…)
+ Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Trong quá trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh không nhất thiết doanh nghiệp phải xuất trình chứng chỉ hành nghề mà vẫn có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh được nhưng doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề hoặc phải có giấy phép tương ứng chứng minh về ngành nghề đang hoạt động.
+ Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu theo pháp luật chuyên ngành: Doanh nghiệp phải đảm bảo được việc ngành nghề kinh doanh đó được ghi nhận nội dung trong quy định của văn bản pháp luật về lĩnh vực đó và trong trường hợp cần thiết có thể trích dẫn điều luật đó ra để chứng minh. Những ngành nghề này thường không có mã ngành nghề trong quyết định về mã ngành nghề nên khi khớp mã ngành nghề dạng này yêu cầu doanh nghiệp phải tìm ra một mã ngành nghề cấp 4 phù hợp nhất rồi sau đó khớp nội dung ngành nghề theo chuyên ngành vào mã ngành ngành nghề cấp 4 đó.
Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc có nên ghi chi tiết ngành nghề kinh doanh không ?
Trong khi thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc, Doanh nghiệp có thể ghi chi tiết nội dung ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký kinh doanh nếu thấy cần thiết nhưng không đồng nghĩa với việc là ghi chi tiết ra sẽ đảm bảo hơn cho doanh nghiệp mà có khi lại hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp vì trong một mã ngành nghề cấp 4 trong đó còn có rất nhiều mã ngành nghề con nên khi doanh nghiệp ghi chi tiết ra thì cũng dẫn đến việc hiểu là doanh nghiệp chỉ kinh doanh ngành nghề được ghi chi tiết ra còn không kinh doanh ngành nghề khác ngoài ngành nghề đó. Việc ghi chi tiết có tác dụng làm rõ ràng, tường minh mã ngành nghề công ty kinh doanh khi cần thiết nhưng đôi khi lại làm hạn chế đi quyền kinh doanh của lĩnh vực khác trong ngành nghề đó của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp thấy cần thiết thì hãy bổ sung ghi chi tiết mã ngành nghề kinh doanh vào.
Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh Tại Vĩnh Phúc cần những gì ?
Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc kèm theo Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ như: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà đã có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã bổ sung ngành nghề kinh doanh đó
Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc tại đâu ?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì "Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính" . Như vậy nếu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc thì cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Trường hợp nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì trước khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch đầu tư thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin ngành nghề đăng ký kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước sau mới thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc có được cấp đăng ký kinh doanh mới không ?
Hiện nay khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới vì đối với danh sách ngành nghề kinh doanh hiện nay sẽ không được hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như trước kia nữa mà có danh sách ngành nghề kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thì Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp một bảng xác nhận ngành nghề có ghi nhận các ngành nghề kinh doanh công ty đăng ký.
Khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc có đăng ký được nhiều mã ngành không ?
Hiện nay Luật không hạn chế việc khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chỉ được bổ sung bao nhiêu ngành nghề nên trong cùng một hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh cùng một lúc trong cùng một hồ sơ. Nhưng doanh nghiệp cũng tránh tình trạng là bổ sung quá nhiều ngành nghề kinh doanh thậm chí ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không bao giờ hoạt động đến vì lý do bảng mã ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và nhiều ngành nghề nên việc khớp quá nhiều ngành nghề kinh doanh sẽ dấn đến việc khi thẩm định hồ sơ trên Sở sẽ gây khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ và khi có thay đổi quy định về pháp luật doanh nghiệp lại phải cập nhật lại ngành nghề đó theo đúng quy định nên lúc đó lại thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có thể thực hiện với các nội dung thay đổi nội dung khác được không ?
Trong quá trình hoạt động sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sẽ phát sinh cùng một lúc nhiều nội dung thay đổi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp cũng mong muốn gộp các nội dung dự kiến thay đổi vào một lần làm để tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy rất nhiều khách hàng hỏi là khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có thể gộp các nội dung thay đổi đó vào một hồ sơ được không ? Việc gộp các nội dung thay đổi này hoàn toàn có thể thực hiện được trong cùng một hồ sơ nếu việc gộp hồ sơ là hợp lý nhưng cũng cần phải xem xét từng nội dung và hồ sơ để gộp cùng nhau như nào và có phù hợp không thì mới có thể khẳng định được cụ thể.
Không có mã ngành nghề kinh doanh mà xuất hóa đơn có được không ?
- Trong trường hợp công ty chưa có mã ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện việc xuất hóa đơn cho lĩnh vực, ngành nghề đó thì doanh nghiệp bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư. Việc xuất hóa đơn thực ra là hành vi căn cứ xác minh rằng doanh nghiệp đã hoạt động về lĩnh vực ngành nghề đó nên nếu việc đã xuất hóa đơn nhưng lại không bổ sung ngành nghề kinh doanh chứng minh một điều là doanh nghiệp đã vi phạm với hành vi có thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện việc đăng ký thay đổi.
- Mức phạt thì được quy định như đã nêu ở mục trên, Vi phạm quy định về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh về việc bổ sung ngành nghề
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc cần lưu ý gì ?
Công ty nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thì có khác biệt so với công ty có Vốn 100% Vốn Việt Nam với những lưu ý như sau:
- Phải xem xét kỹ người nước ngoài có bị cấm ngành nghề kinh doanh đó không ? Có phải là ngành nghề có điều kiện không ? Nếu có điều kiện thì đó là điều kiện cụ thể như nào ? Cần phải lưu ý có những ngành nghề nếu là doanh nghiệp Việt Nam có thể hoạt động bình thường nhưng đối với nhà đầu tư hay công ty nước ngoài lại bị hạn chế và có những điều kiện riêng đặc biệt là những ngành nghề nhạy cảm và liên quan đến an ninh trật tự và an ninh quốc gia.
- Nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà đã có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư trước sau đó mới thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau. Còn nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng không có giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chỉ cần xem xét nhà đầu tư nước ngoài có đáp ứng được điều kiện ngành nghề đó thông qua việc điều chỉnh thông báo đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Khi xem xét điều kiện về ngành nghề kinh doanh trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không chỉ căn cứ vào mã ngành nghề theo quyết định về mã ngành nghề kinh doanh trong quyết định 27/2018/QĐTTG mà còn phải xem xét trong các văn bản như biểu cam kết WTO
Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc khách hàng cần chuẩn bị những gì ?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty đối với công ty Việt Nam còn nếu là công ty có giấy chứng nhận đầu tư thì cần có giấy chứng nhận đầu tư
- Danh sách cổ đông tại thời điểm hiện tại đối với công ty cổ phần
- Thông tin về ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến bổ sung ngành nghề
- Những giấy tờ liên quan để chứng minh nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện nếu cơ quan nhà nước yêu cầu
Công việc Luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc
- Tiếp nhận thông tin từ khách liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh lên trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Vĩnh Phúc
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh trên cơ quan nhà nước tại Vĩnh Phúc
- Nhận và bàn giao kết quả sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc
- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Vĩnh Phúc
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com