Mỹ phẩm là mặt hàng phổ biến trên thị trường hiện nay, cũng chính vì thế mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp mong muốn bổ sung ngành nghề này. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết sau của luật P&P để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I, Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm là gì?
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Được dùng ngoài da nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế riêng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp. Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc, nước hoa. Kinh doanh mỹ phẩm là hoạt động sản xuất, buôn bán các mặt hàng mỹ phẩm.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm là các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để thêm mã ngành của kinh doanh mỹ phẩm vào danh sách ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
Điều kiện thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
Khớp mã ngành đối với kinh doanh mỹ phẩm
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Mã ngành của ngành nghề kinh doanh là 4649 bán buôn hàng mỹ phẩm và 4772 bán lẻ mỹ phẩm
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh mỹ phẩm qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh mỹ phẩm tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả
II Thủ tục đăng ký kinh doanh mỹ phẩm
Để kinh doanh mỹ phẩm cá nhân, tổ chức phải có giấy đăng ký kinh doanh mỹ phẩm. Cá nhân, tổ chức kinh doanh có thể xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông qua việc đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Đối với công ty hợp danh: danh sách thành viên; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Đối với công ty TNHH: danh sách thành viên; bản sao các giấy tờ sau
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với công ty cổ phần: danh sách cổ đông sáng lập; giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Bước 3: Nhận kết quả
III, Thủ tục công bố sản phẩm
Tại sao phải thực hiện công bố sản phẩm
Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp cần phải thông báo về sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục công bố sản phẩm là các công việc mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm.
Theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Hồ sơ công bố sản phẩm
1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ,trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền
4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
Quy trình thực hiện công bố sản phẩm
Thẩm quyền: đối với mỹ phẩm nhập khẩu - Cục Quản lý dược - Bộ Y tế; đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước - Sở Y tế
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thời gian: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Có thể bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm và kinh doanh mỹ phẩm cùng một lúc không?
Luật P&P trả lời: Hiện nay pháp luật không giới hạn số ngành nghề được bổ sung trong một lần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề. Vì vậy doanh nghiệp có thể bổ sung ngành nghề sản xuất mỹ phẩm và kinh doanh mỹ phẩm cùng một lúc nếu đáp ứng đủ yêu cầu của hai ngành nghề này theo quy định của pháp luật
Khách hàng hỏi: Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm là bao nhiêu? Cơ quan nào có thẩm quyền thu lệ phí công bố sản phẩm?
Luật P&P trả lời: Khi tiến hành công bố sản phẩm, cơ sở kinh doanh mỹ phẩm phải tiến hành nộp lệ phí công bố sản phẩm, theo quy định của pháp luật lệ phí công bố sản phẩm đối với mỹ phẩm là 500.000 đồng/sản phẩm. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí công bố sản phẩm.
Khách hàng hỏi: Đối với cơ sở có trách nhiệm công bố sản phẩm mà không thực hiện công bố thì bị xử phạt như thế nào?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành công bố sản phẩm mỹ phẩm mà đã đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường đối với nhà sản xuất mỹ phẩm sản xuất trong nước hoặc nhà nhập khẩu mỹ phẩm sản xuất ở nước ngoài.
Công việc của luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh mỹ phẩm
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh mỹ phẩm
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com