Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

Kinh doanh đồ uống đang là một trong những hình thức kinh doanh đối với giới trẻ hiện nay. Từ những quán café nhỏ, đến những thương hiệu nổi tiếng đặc biệt là trà sữa đang trở thành xu hướng ngày nay. Vậy để bổ sung ngành nghề này giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Kinh doanh đồ uống là ngành nghề có điều kiện nên thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống được thực hiện qua 02 bước cơ bản sau: 

Bước 1: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

Bước 2: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống là gì?


Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh đồ uống như: bán vỉa hè, mở các quán trà chanh, quán cafe; hoặc là các hệ thống thương hiệu nổi tiếng như hightland, the coffeehouse;…Các doanh nghiệp khi có nhu cầu kinh doanh đồ uống phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống là việc thêm mã ngành của kinh doanh đồ uống vào danh sách ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống?


Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.

Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm

Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống


- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.

- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề

Khớp mã ngành đối với kinh doanh đồ uống


Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống


- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ

- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh đồ uống qua mạng

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh đồ uống tại Phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nhận kết quả

Bước 2: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thưc phẩm

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?


Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh về thực phẩm khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Tại sao phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm


Đồ uống được xếp vào các loại thực phẩm, vì vậy mà kinh doanh đồ uống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên khi thực hiện thu tục bổ sung ngành nghề doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì mới có thể bắt đầu kinh doanh ngành nghề này.

 Bên cạnh đó pháp luật có quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,

Điều kiện kinh doanh đồ uống


Đồ uống cũng được xếp là thực phẩm nên khi kinh doanh đồ uống cần phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

 Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

 Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm


Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Quy trình thủ tục xin xấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm


Thẩm quyền: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Bước 3: Nhận kết quả

Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ


Khách hàng hỏi: Sau khi nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lên cơ quan có thẩm quyền thì sau bao lâu sẽ có kết quả?

Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra điều kiện về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện.

Khách hàng hỏi: Khi muốn gia hạn giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì khi hết thời hạn của giấy chứng nhận mới phải thực hiện việc gia hạn có đúng không?

Luật P&P trả lời: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn là 03 năm. Khi hết thời gian này nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu kinh doanh về thực phẩm thì phải thực hiện gia hạn giấy chứng nhận. Tuy nhiên việc gia hạn phải thực hiện trước 06 tháng trước khi giấy chứng nhận hết thời hạn.

Khách hàng hỏi: Tôi đang có dự định mở quán cafe thì có cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Luật P&P trả lời: Theo quy định các cơ sở sơ chế, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên các cơ sở này vẫn phải đáp ứng và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm tương ứng theo quy định của pháp luật.

Công việc của luật P&P


- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh đồ uống

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống tại cơ quan đăng ký kinh doanh

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống

- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh đồ uống

Liên hệ với với Luật P&P               


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược