Sản phẩm chế phẩm diệt khuẩn là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Cũng chính vì thế mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề này vào danh sách ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn. Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bước 1: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn là gì?
Chế phẩm diệt diệt khuẩn là sản phẩm có chứa hoạt chất diệt khuẩn, có tên thương mại riêng và được sử dụng trực tiếp để diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Hiện nay chế phẩm diệt khuẩn được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Để có thể kinh doanh ngành nghề này thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề. Thủ tục bổ sung ngành nghề là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để thêm mã ngành kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn?
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
Khớp mã ngành đối với kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả
Bước 2: Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn là gì?
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn là giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn. Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn là các công việc mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn.
Điều kiện về kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
Điều kiện đối với tổ chức mua bán chế phẩm:
- Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách về an toàn hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về hóa học;
- Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật:
+ Nơi bày bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn tách biệt với các loại thực phẩm;
+ Điều kiện bảo quản chế phẩm đáp ứng các yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn chế phẩm;
+ Có trang thiết bị sơ cấp cứu đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu ghi trên nhãn chế phẩm.
Điều kiện đối với cơ sở cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm
- Người trực tiếp thực hiện diệt côn trùng, diệt khuẩn phải được tập huấn kiến thức sau và được chủ cơ sở xác nhận đã được tập huấn về
+ Cách đọc thông tin trên nhãn chế phẩm;
+ Kỹ thuật diệt côn trùng, diệt khuẩn phù hợp với dịch vụ mà cơ sở cung cấp.
+ Sử dụng và thải bỏ an toàn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
Hoàn thành công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm
Hồ sơ xin cấp giấy phép đủ điều kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
Văn bản công bố cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm
Danh sách người được tập huấn kiến thức
Thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm
- Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đến Sở y tế nơi cơ sở đặt trụ sở
- Thủ tục công bố trực tiếp: Trước khi thực hiện sản xuất, người đại diện theo pháp luật của cơ sở gửi hồ sơ công bố đến Sở y tế nơi cơ sở đặt trụ sở. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm.
- Thủ tục công bố trực tuyến: Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ theo quy trình trên Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký trực tuyến, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ trực tuyến. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế các thông tin: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ sở sản xuất.
Cập nhật thông tin hồ sơ công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm
Cơ sở có trách nhiệm thông báo trong vòng 15 ngày kể từ khi có sự thay đổi về các thông tin sau: thay đổi về nhân sự; thay đổi về trang thiết bi; dụng cụ diệt khuẩn; thay đổi tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cập nhật thông tin Sở y tế có trách nhiệm cập nhật thông tin lên trang điện tử của mình.
Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Cơ sở đã thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm khi chuyển địa điểm có phải thực hiện lại thủ tục công bố không?
Luật P&P trả lời: Trường hợp cở sở chuyển địa điểm trong cùng một tỉnh thì phải thực hiện lại thủ tục công bố. Trường hợp chuyển địa điểm khác tỉnh thì cơ sở phải thông báo lên Sở y tế nơi đã thực hiện thông báo trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Khách hàng hỏi: Công ty tôi có hai cơ sở kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn trong cùng một tỉnh, có được thực hiện thủ tục công bố chung cho cả hai cơ sở không?
Luật P&P trả lời: Mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm đều phải thực hiện thủ tục công bố. Dù cùng một tỉnh nhưng cơ quan quản lý khác nhau, vì vậy dù cùng một tỉnh thì không thể thực hiện một thủ tục công bố cho hai cơ sở.
Khách hàng hỏi: Có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn không?
Luật P&P trả lời: Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn là phải có ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hơn nữa thủ tục bổ sung ngành nghề là bước đầu tiên khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn trước khi xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn.
Công việc của luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh chế phẩm diệt khuẩn
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com