Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, sự nâng cấp về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật. Ngày càng có nhiều các công trình xây dựng mọc lên từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng. Khảo sát xây dựng là một phần không thể thiếu trong xây dựng. Chính vì vậy mà nhu cầu bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Tuy nhiên quy trình thực hiện như thế nào, hồ sơ gồm những gì, có những lưu ý gì khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Để biết rõ hơn về vấn đề này khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P.
Vì khảo sát xây dựng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên để có thể hoạt động khảo sát xây dựng, bên cạnh việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng. Như vậy thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng được thực hiện qua hai bước sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng.
I. THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
1. Thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng là gì?
Bổ sung ngành, nghề kinh doanh là việc doanh nghiệp thực hiện đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề khác chưa có trong danh sách ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật để thêm mã ngành khảo sát xây dựng vào danh sách ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
2. Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng
- Theo quy định của luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 10 ngày kể từ khi thay đổi với các nội dung sau:
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
+ Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
3. Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng
Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh khảo sát xây dựng
4. Lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng?
- Khi thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn ngành ngành nghề kinh tế cấp bốn trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành nghề kinh doanh.
- Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
5. Hồ sơ bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng
Hồ sơ bổ sung ngành nghề khảo sát xây dựng bao gồm các mẫu giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ: chứng minh nhân dân/căn cước công dân
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
6. Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng tại Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi tiếp nhận hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện cập nhật thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả
II. THỦ TỤC XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Khảo sát xây dựng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên bên cạnh việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì mới có thể bắt đầu hoạt động khảo sát xây dựng.
1. Thủ tục xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là chứng chỉ được cấp cho tổ chức đủ điều kiện hành nghề khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật. Thủ tục xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là các công việc mà tổ chức có mong muốn kinh doanh ngành nghề khảo sát xây dựng phải làm với cơ quan Nhà nước để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
2. Tại sao phải thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Khảo sát xây dựng là một giai đoạn của hoạt động xây dựng, theo quy định của luật xây dựng tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của pháp luật bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là chứng chỉ để công nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh khảo sát xây dựng.
3. Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Đối với tổ chức khảo sát xây dựng
(1) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định
(2) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
Đối với cá nhân hành nghề khảo sát xây dựng độc lập Cá nhân hành nghề độc lập về lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;
(2) Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.
Bên cạnh đó pháp luật còn có quy định về các hạng cụ thể như sau:
Hạng I:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công hình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
Hạng II:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
Hạng III:
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
4. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Để yêu cầu cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tổ chức cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
- Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực
- Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai
- Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình
5. Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Thẩm quyền: Cơ quan chuyên môn của Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I, Sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, III
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Nhận kết quả
6. Những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Chứng chỉ năng lực bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản;
b) Không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định;
c) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực;
d) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực;
đ) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực;
e) Chứng chỉ năng lực được cấp không đúng thẩm quyền;
g) Chứng chỉ năng lực bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
h) Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Thời gian thực hiện thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng là bao lâu?
Luật P&P trả lời: Thời gian thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khảo sát xây dựng được tính từ khi Phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong 03 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Khách hàng hỏi: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thời hạn là bao lâu?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thời hạn tối đa là 10 năm. Tổ chức thực hiện việc gia hạn trong thời hạn 03 tháng từ thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực. Sau thời hạn này nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì phải thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới.
Khách hàng hỏi: Chứng chỉ năng lực sau khi bị thu hồi thì có được yêu cầu cấp mới không?
Luật P&P trả lời: Trường hợp tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực mới sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi. Riêng đối với trường hợp bị thu hồi do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ thì sẽ được cấp lại theo thủ tục cấp mới chứng chỉ.
Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề khảo sát xây dựng
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề khảo sát xây dựng
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề khảo sát xây dựng tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khảo sát xây dựng
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề khảo sát xây dựng
- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề khảo sát xây dựng
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com