In ấn đang là ngành nghề khá phát triển hiện nay, nhu cầu về in ấn cũng tăng cao. Vì thế mà ngày càng có nhiều cơ sở in ấn được thành lập. Điều kiện để kinh doanh ngành nghề in ấn như thế nào? Thủ tục bổ sung ngành nghề này cần thực hiện những gì? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. Thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn
1. Ngành nghề in ấn là gì?
In ấn bao gồm nhiều hoạt động và công đoạn khác nhau gồm in và gia công sau in.
In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.
Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm: báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; tem chống giả; hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền); xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản; bao bì, nhãn hàng hóa; tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân; các sản phẩm in khác.
2. Thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn là gì?
Để kinh doanh ngành nghề in ấn doanh nghiệp phải thêm mã ngành in ấn vào danh sách ngành nghề đã đăng ký. Thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để thêm mã ngành in ấn vào danh sách ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn?
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
Bên cạnh đó pháp luật có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thông báo:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm
4. Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.
- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
5. Khớp mã ngành đối với ngành nghề in ấn
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Mã ngành của in ấn là 1811, tuy nhiên doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động in ấn và các dịch liên quan đến in ấn khi thêm mã ngành 1812 – dịch vụ liên quan đến in.
6. Hồ sơ bổ sung ngành nghề in ấn
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
7. Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề in ấn qua mạng
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề in ấn tại Phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả
II Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in
1. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in là gì?
Giấy phép hoạt động in là giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở đủ điều kiện hoạt động in ấn, doanh nghiệp muốn kinh doanh hoạt động in phải làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in. Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện để được cấp giấy phép hoạt động in. Chỉ sau khi được cấp giấy phép hoạt động in cơ sở mới được phép hoạt động về in ấn.
2. Tại sao phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in?
In ấn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên để có thể kinh doanh in ấn một cách hợp pháp thì bên cạnh việc bổ sung ngành nghề kinh doanh vào hệ thống ngành nghề, cơ sở kinh doanh phải có giấy phép hoạt động in đây là điều kiện để doanh nghiệp có thể hoạt động in.
Trường hợp hoạt động cơ sở in nhưng không được cấp giấy phép hoạt động in sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng,
3. Những trường hợp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấp phép hoạt động in
Cơ sở thực hiện hoạt động chế bản in, in, gia công sau in các sản phẩm sau phải xin giấy phép hoạt động in:
- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí
- Tem chống giả
- Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản
4. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in
Cơ sở in phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in
- Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Điều kiện về nhận chế bản, in, gia công sau in
- Đối với nhận chế bản,in, gia công sau in ấn phẩm báo chí; hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá dùng để ghi mệnh giá; tem chống giả phải có hợp đồng in
- Đối với nhận chế bản in, gia công sau in các sản phẩm in khác phải có phiếu đặt in theo mẫu
5. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính một trong các loại giấy tờ sau: giấy đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký thuế; quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in
6. Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in
Thẩm quyền: Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông
Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả
7. Những trường hợp được cấp lại giấy phép hoạt động in
Cơ sở in phải đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi giấy chứng nhận hoạt động bị mất, hư hỏng.
Trường hợp có một trong các thay đổi về: Tên gọi của cơ sở in; địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ xưởng sản xuất của cơ sở in; loại hình tổ chức hoạt động của cơ sở in; thành lập hoặc giải thể chi nhánh của cơ sở in và người đứng đầu cơ sở in thì cơ sở in phải có văn bản thông báo gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in nơi đã cấp giấy phép về những thông tin thay đổi để bổ sung vào cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về hoạt động in.
8. Trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in
Việc thu hồi giấy phép hoạt động in phải được thực hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra cơ sở in lập báo cáo trong vòng 05 ngày làm việc gửi văn bản báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in và gửi văn bản đề nghị cơ sở in khắc phục nguyên nhân dẫn đến bị thu hồi.
Trong thời gian 30 ngày cơ sở in không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi,thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động ra quyết định thu hồi.
9. Những vướng mắc trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Những trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động in?
Luật P&P trả lời: Pháp luật quy định những trường hợp không thuộc quy định tại khoản a, c và đ khoản 4 Điều 2 nghị định này phải thực hiện đăng ký hoạt động in bao gồm chế phẩm, in, gia công sau in những sản phẩm sau: mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá; bao bì, nhãn hàng hóa; tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân; các sản phẩm in khác.
Khách hàng hỏi: Cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động in ấn là cơ quan nào?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật Bộ thông tin và Truyền thông có Quản lý, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực in, cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận; xác nhận đăng ký và quản lý hoạt động của cơ sở in theo thẩm quyền.
Khách hàng hỏi: Người nước ngoài có thể mở cơ sở in ở Việt Nam không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật điều kiện để hoạt động cơ sở in phải có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy người nước ngoài không được phép mở cở in tại Việt Nam.
Công việc của luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề in ấn
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề in ấn tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề in ấn
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề in ấn
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com