Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính. Trong quá trình kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu của thị trường doanh nghiệp phải mở rộng hệ thống ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh, đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh. Hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình, Luật P&P xin đưa ra thông tin để khách hàng tham khảo qua bài viết sau đây
Địa điểm kinh doanh là gì? Thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh là việc doanh nghiệp kinh doanh thêm các ngành nghề cho địa điểm kinh doanh trong phạm vi ngành nghề của trụ sở chính.
Thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh là việc doanh nghiệp thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh?
Ngành nghề kinh doanh là một nội dung bắt buộc phải có trong nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp phải đăng ký, thông báo về Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi nội dung, thông tin đăng ký hoạt động điạ điểm kinh doanh (thay đổi ngành, nghề kinh doanh...). Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính và bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục.
Điều kiện thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh
Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện:
Ngành nghề kinh doanh phải thuộc danh mục ngành nghề được phép kinh doanh
Ngành nghề bổ sung chưa có trong danh sách ngành nghề đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước đó.
Lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh không được vượt quá phạm vi ngành nghề của công ty mẹ. Trường hợp bổ sung ngành nghề không thuộc phạm vi của trụ sở chính, doanh nghiệp trước tiên cần thực hiện hoàn tất thủ tục bổ sung ngành nghề cho trụ sở chính
Mã ngành nghề kinh doanh phải là mã ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn
Hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh
- Trường hợp uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình, cần có văn bản uỷ quyền có chữ ký của bên uỷ quyền.
Quy trình thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình. Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
Câu hỏi 1: Công ty tôi có trụ sở chính tại Hà Nội, địa điểm kinh doanh đặt tại Ninh Bình. Hiện, tôi muốn làm thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình thì phải chuẩn bị những gì? Hồ sơ nộp đến cơ quan nào?
Trả lời: Theo quy định của luật doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục thay đổi nội dung đăng ký địa điểm kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh. Vì vậy, khi công ty bạn có địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình thì hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh sẽ nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
Câu hỏi 2: Công ty tôi muốn thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình, nhưng hiện tại, ngành nghề này không có trong danh sách ngành nghề kinh doanh của trụ sở chính. Công ty tôi cần làm gì để có thể bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh?
Trả lời: Theo quy định của luật doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải nằm trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của trụ sở chính. Do đó, trường hợp công ty bạn muốn bố sung ngành nghề khác với trụ sở chính, trước tiên, công ty phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho trụ sở chính, sau khi hoàn tất mới có thể thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình.
Câu hỏi 3: Địa điểm kinh doanh có bắt buộc phải kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ không?
Trả lời: Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có chức năng là tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Theo quy định địa điểm kinh doanh có thể kinh doanh một, một số hoặc toàn bộ ngành nghề mà công ty mẹ kinh doanh. Như vậy, địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ.
Dịch vụ thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình của Luật tư vấn P&P chuyên:
- Tư vấn khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ về thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Ninh Bình
Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.