Ngành nghề kinh doanh là hệ thống các ngành nghề doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khi thành lập địa điểm kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh. Trong quá trình phát triển doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng kinh doanh và mở rộng ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh được tiến hành như thế nào? Hồ sơ gồm những gì? Để giải đáp những thắc mắc của khách hàng, sau đây, Luật P&P sẽ trình bày chi tiết về thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai là gì?
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Đồng Nai về việc bổ sung vào hệ thống ngành nghề đã đăng ký của địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai.
Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai?
Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Khi đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần phải kê khai ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh, do đó, khi có sự thay đổi trong danh sách ngành nghề đã kê khai của địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về sự thay đổi này. Nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính và bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai là gì?
Ngành nghề kinh doanh phải thuộc danh mục ngành nghề được phép kinh doanh
Ngành nghề bổ sung chưa có trong danh sách ngành nghề đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước đó.
Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh, khách hàng cần phải có 01 bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai là gì?
- Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh không được vượt quá phạm vi ngành nghề của công ty mẹ.
- Mã ngành nghề kinh doanh phải là mã ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn
Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai gồm những gì?
Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ. Giấy tờ pháp lý của người đi nộp hồ sơ: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai được thực hiện như thế nào?
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh được thực hiện qua các bước sau:
Trường hợp ngành nghề bổ sung cho địa điểm kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành nghề của công ty mẹ thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề cho công ty mẹ, sau đó thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh tại Bình Dương
Khi nhận được thông báo của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả
Vướng mắc của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại ĐồngNai
Câu hỏi 3: Công ty tôi có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và địa điểm kinh doanh đặt tại Đồng Nai. Hiện tại công ty muốn bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai thì nộp hồ sơ tại Thành phố Hồ Chí Minh được không?
Trả lời: Hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai phải nộp đến cơ quan có thẩm quyền xử lí là Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. Trường hợp công ty không muốn đi nộp trực tiếp thì có thể nộp online qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp (https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn)
Câu hỏi: Công ty tôi muốn bổ sung ngành nghề “Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp” cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai nhưng ngành nghề này chưa có trong hệ thống ngành nghề của công ty mẹ thì địa điểm kinh doanh của công ty tôi có thể bổ sung ngành nghề này không?
Trả lời: Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên đối với địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên ngành nghề kinh doanh không được vượt quá ngành nghề của công ty mẹ. Nếu địa điểm kinh doanh muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh mà ngành nghề đó không có trong hệ thống ngành nghề của công ty mẹ thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đó ở công ty mẹ sau đó thực hiện bổ sung ngành nghề cho địa điểm kinh doanh.
Vì vậy mà trường hợp này khách hàng có thể bổ sung ngành nghề “Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp” cho địa điểm kinh doanh sau khi bổ sung ngành nghề này cho công ty mẹ.
Câu hỏi: Địa điểm kinh doanh có thể kinh doanh ngành nghề chính khác với ngành nghề chính của công ty mẹ không hoặc có bắt buộc phải kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ không?
Trả lời: Địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải kinh doanh toàn bộ ngành nghề của công ty mẹ, nhưng về ngành nghề chính của địa điểm kinh doanh không được khác với ngành nghề chính của công ty mẹ. Theo quy định địa điểm kinh doanh có thể kinh doanh một, một số hoặc toàn bộ ngành nghề mà công ty mẹ kinh doanh. Như vậy địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ.
Dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai của Luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai.
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh tại Đồng Nai
Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết