Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thể là cá nhân, doanh nghiệp,… Trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân và muốn thực hiện thay đổi nhà đầu tư thì sẽ thực hiện Thủ tục thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Vậy thủ tục thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là như thế nào, cần những hồ sơ gì? Nộp hồ sơ tại đâu? Luật P&P xin được chia sẻ đến quý khách hàng thủ tục Thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài như sau:

Trước tiên, đi vào tìm hiểu khái niệm “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài” là gì?


Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là Văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam về dự án đầu tư ở nước ngoài.

Thủ tục thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài có phải là thủ tục chuyển nhượng vốn giữa nhà đầu tư cũ và nhà đầu tư mới không?


Việc thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chính là việc chuyển nhượng vốn giữa nhà đầu tư cũ và nhà đầu tư mới.

Điều kiện để thực hiện Thủ tục thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là gì?


Nhà đầu tư là cá nhân cũ chỉ được chuyển nhượng vốn đầu tư của mình cho một nhà đầu tư mới khi nhà đầu tư cũ chứng minh được rằng nhà đầu tư này đã thực hiện việc chuyển lợi nhuận của dự án đầu tư tại nước ngoài về Việt Nam. Về vấn đề này, Luật đầu tư quy định như sau: “Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.”

Tại thời điểm thay đổi nhà đầu tư mà nhà đầu tư cũ chưa chuyển lợi nhuận của dự án đầu tư tại nước ngoài về Việt Nam, thì nhà đầu tư này có thể bị phạt số tiền lên đến 200.000.000 đồng, sau khi đóng đủ tiền phạt, nhà đầu tư mới có thể thực hiện thủ tục Thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư.

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài, có nhiểu nguyên nhân dẫn đến việc phải điểu chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, quy định tại Khoản 1 Điểu 63 Luật Đầu tư 2020: 1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;

b) Thay đổi hình thức đầu tư;

c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;

d) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;

đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.

Như vậy, việc Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam (trường hợp thay đổi nhà đầu tư là cá nhân) là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Các bước thực hiện trọn vẹn thủ tục Thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

- Bước 1: Thực hiện thủ tục Thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam.

- Bước 2: Thực hiện thay đổi dự án ở nước ngoài – bằng thủ tục pháp lý tại nước ngoài; sau đó thông báo về Việt Nam để chứng minh rằng thủ tục đó đã được hoàn thành, dự án đi vào hoạt động theo đúng tiến độ.

Luật P&P sẽ chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện bước 1 tại Việt Nam như sau:

Hồ sơ cho thủ tục thay đổi nhà đầu tư Việt Nam là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 31/2021 NĐ-CP, quy định như sau:

1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

a) Các tài liệu theo quy định tại Khoản 3 Điều 63 của Luật Đầu tư; 

b) Tài liệu quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 61 của Luật Đầu tư và các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 78 của Nghị định này liên quan đến các nội dung điều chỉnh;

c) Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư.

Cụ thể như sau:

(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

(2) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

(3) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

(4) Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này hoặc các văn bản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật này;

(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

(6) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

(7) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;

(8) Các văn bản khác trong trường hợp cụ thể.”

Trình tự thủ tục Thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, như sau:


- Nhà đầu tư kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và nộp 03 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 15 ngày tiếp theo. Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đủ đầu mục tài liệu và số lượng theo quy định;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản.Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trả lời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình vốn đã chuyển ra nước ngoài; việc nhà đầu tư đáp ứng điều kiện chuyển tiền theo quy định của pháp luật; vấn đề vay vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay, bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài và các vấn đề liên quan khác;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có);

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đáp ứng các điều kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

Một số thắc mắc cần được giải đáp:


Câu hỏi: Trong thủ tục thay đổi nhà đầu tư là cá nhân trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (là nhà đầu tư Việt Nam), nhà đầu tư mới có thể là tổ chức hay cá nhân?

Trả lời: Trong thủ tục thay đổi nhà đầu tư Việt Nam trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư mới có thể là cá nhân hoặc tổ chức đều được, chỉ cần nhà đầu tư mới này chứng minh được năng lực tài chính và nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước.

Câu hỏi: Trong thủ tục thay đổi nhà đầu tư Việt Nam trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (là nhà đầu tư Việt Nam), Các giấy tờ mang từ nước ngoài về có cần hợp pháp hoá lãnh sự để nộp hồ sơ không?

Trả lời: Sau nhiều lần thực hiện tư vấn và tiến hành soạn thảo, nộp hồ sơ, dựa trên kinh nghiệm của mình, Luật P&P nhận thấy các giấy tờ kể trên không cần phải hợp pháp hoá lãnh sự mà chỉ cần bản có đóng dấu công ty hoặc công chứng (tuỳ từng loại văn bản).

Câu hỏi: Trong thủ tục thay đổi nhà đầu tư Việt Nam trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (là nhà đầu tư Việt Nam), khi nộp bộ hồ sơ này, có cần nộp hợp đồng thoả thuận của nhà đầu tư cũ và nhà đầu tư mới về việc chuyển nhượng vốn không?

Trả lời: Trong thủ tục thay đổi nhà đầu tư Việt Nam trên giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (là nhà đầu tư Việt Nam), có cần nộp thêm hợp đồng/ thoả thuận của hai bên về việc chuyển nhượng vốn. Trong trường hợp một trong hai bên là tổ chức kinh tế, Quý khách phải nộp kèm biên bản họp, quyết định/ nghị quyết phù của từng loại hình công ty.

Đối tác chiến lược