Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh

Theo thống kê và phân tích của các chuyên gia, Việt Nam là một thị trường tiềm năng, hấp dẫn vốn ngoại, đặc biệt trong xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước, trong đó có Việt Nam. Dựa vào ưu thế về vị trí địa lý và các tiềm năng về lao động, tài nguyên,… Bắc Ninh trở thành một trong những thành phố có nền kinh tế đúng đầu, vươn lên trở thành "thủ phủ" FDI của cả nước.

Để thuận lợi đầu tư vào Bắc Ninh, các nhà đầu tư nước ngoài phải nắm chắc những thủ tục liên quan đến đầu tư quy định tại Luật đầu tư 2020 và những nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm; trong đó có thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh – là một trong những thủ tục bắt buộc khi nhà đầu tư phát sinh như cầu chuyển địa đểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh.

Luật P&P xin được chia sẻ đến Quý khách hàng những kiến thức và kinh nghiệm đối với thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh (Thủ tục Điều chỉnh dự án đầu tư do thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư)

 

Khi muốn thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có bắt buộc phải nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền không?


Thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh là thủ tục bắt buộc. Vì:

Thủ tục này được coi là việc nhà đầu tư Thông báo với cơ quan nhà nước về sự thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư của mình:

Khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Bắc Ninh về “Địa điểm thực hiện dự án đầu tư” ban đầu rồi, “địa điểm thực hiện dự án đầu tư” đó đã được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, vì vậy khi nhà đầu tư muốn thay đổi “địa điểm thực hiện dự án đầu tư” thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước về sự thay đổi này; để cơ quan nhà nước có thể quản lý dự án một cách hiệu quả, có hệ thống. Và việc thông báo này chính là thủ tục Thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh.

Hơn nữa, pháp luật về đầu tư có quy định như sau:

“Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”. Trong khi đó, trên giấy chứng nhận đầu tư có các thông tin như sau: Mã số dự án đầu tư; Tên dự án đầu tư; Thông tin các nhà đầu tư;  Mã số dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động); Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm (Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn);  Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có)

--> Như vậy, việc thay đổi “địa điểm thực hiện dự án đầu tư” tương đương với việc thay đổi nội dung giấy chứng nhận đầu tư à bắt buộc phải làm thủ tục Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Nếu không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư do thay đổi địa điểm thực hiện dự án tại Bắc Ninh thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với mức phạt nào?

Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định 122/2021 NĐ-CP về "Vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,..." quy định cụ thể như sau"

“2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b. Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư"

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư tại Bắc Ninh thì doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính lên đến 100.000.000 VNĐ; Doanh nghiệp, nhà đầu tư nên nghiêm túc thực hiện thủ tục trên theo quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt.

Những lưu ý khi chuyển địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh là gì?


- Khi chuyển sang địa điểm thuê mới thì phải có biên bản thanh lý hợp đồng thuê đối với địa chỉ thuê cũ.

- Địa chỉ thuê mới phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng đất đúng quy hoạch.

- Địa chỉ thuê mới phải có đủ điều kiện cho thuê; có giẩy phép xây dựng;….

Thủ tục, hồ sơ thay đổi địa chỉ thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh:


Bước I. Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

1. Hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư gồm:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp; 

-  Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Bản Giải trình lý do điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư; 

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; 

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa điểm thực hiện dự án : Bản sao hợp lệ Hợp đồng thuê địa điểm có công chứng hoặc các giấy tờ chứng minh nhà đầu tư được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đã đăng ký;

2. Trường hợp nhà đầu tư hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định này cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

3. Thẩm quyền cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+   Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

+   Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

-  Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước II. Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức thực hiện dự án đầu tư

Trường hợp trên đăng ký kinh doanh của tổ chức thực hiện dự án đầu tư có trụ sở công ty trùng với địa điểm thực hiện dự án đầu tư thì phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chủ trụ sở công ty còn nếu trụ sở công ty không trùng với địa điểm thực hiện dự án đầu tư thì công ty sẽ thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh công ty. Cụ thể từng trường hợp sẽ thực hiện như sau:

1.  Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

- Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính mà dẫn đến việc thay đổi cơ quan quản lý thuế , doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

- Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định.

- Thời gian thực hiện: 03-05 ngày kể từ thời điểm hồ sơ hợp lệ

2. Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận chi nhánh, địa điểm kinh doanh

- Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh, địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

- Khi thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, địa điểm kinh doanh. 

- Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

- Trường hợp chuyển địa chỉ nơi đặt chi nhánh, địa điểm kinh doanh sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh,  địa điểm kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, địa điểm kinh doanh chuyển đến. Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, địa điểm kinh doanh chuyển đến trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

 


Trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án, có thể đưa ra một số thắc mắc và giải đáp như sau:

Khách hàng hỏi: Trường hợp địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh đang nằm trong khu công nghiệp A, tôi muốn chuyển địa điểm sang khu công nghiệp B, cùng huyện; thì có phải thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm trên giấy chứng nhận đầu tư không?

Trả lời: Có, vì bất cứ sự thay đổi nào dẫn đến thay đổi diện tích địa điểm thực hiện dự án, địa điểm thực hiện dự án thì đều làm thay đổi nội dung trên giấy đăng ký kinh doanh --> phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Khách hàng hỏi: Khi thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh, tôi phải nộp hồ sơ tại đâu?

Trả lời: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ về thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Bắc Ninh là: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, nộp tại bộ phận 1 cửa tiếp nhận hồ sơ.

Khách hàng hỏi: Những giấy tờ do cơ quan chức năng nước ngoài cung cấp (ví dụ như Giấy đăng ký kinh doanh/ tài liệu có giá trị tương đương của công ty nước ngoài) có cần phải hợp pháp hoá lãnh sự không?

Trả lời: Tất cả những văn bản giấy tờ do cơ quan nước ngoài cung cấp khi về Việt Nam đều phải được Hợp pháp hoá lãnh sự; những bản Hợp pháp hoá lãnh sự đó phải được công chứng ở Việt Nam à nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước Việt Nam.

Khách hàng hỏi: Về tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư trong bộ hồ sơ, nhà đầu tư chúng tôi nên nộp tài liệu, văn bản nào?

Trả lời: Đối với tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư pháp luật yêu cầu ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Tuy nhiên, để dễ dàng thì nhà đầu tư nên nộp bản Báo cáo tài chỉnh 02 năm gần nhất.

Trên đây, Luật P&P đã chia sẻ đến Quý khách hàng kiến thức cơ bản và kinh nghiệm vụ việc mà công ty chúng tôi đã thực hiện. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về thông tin liên hệ đính kèm website công ty.

Trân Trọng!

 

Đối tác chiến lược