Hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh chiếm số lượng đông đảo trong nền kinh tế nước ta. Việc nắm rõ các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh sẽ giúp các cá nhân, nhóm cá nhân tổ chức hoạt động kinh doanh của mình đúng luật và thuận lợi hơn. Vậy trình tự, thành phần hồ sơ để thành lập hộ kinh doanh là như thế nào.
Luật tư vấn xin cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập hộ kinh doanh tới quý khách hàng như sau:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định số: 78/2015/NĐ-CP
- Thông tư số: 02/2019/TT-BKHĐT
Hộ kinh doanh là gì
- Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm của Hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
- Hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm;
- Hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng không quá 10 lao động.
Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2014.
- Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố: Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Theo thông tư 176/2012/TT-BTC Lệ phí đăng ký kinh doanh cá thể hiện nay là 100.000 đồng/lần.
Mốt số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng, do đó nhiều đối tác cân nhắc khi mua hàng hóa của hộ kinh doanh cá thể;
- Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể có lợi thế là kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống….
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản dân sự của chủ hộ về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đây là hạn chế của hộ cá thể so với công ty TNHH và Công ty cổ phần, cụ thể người góp vốn, góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đưa vào hoạt động kinh doanh.
- Hộ cá thể chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động;
- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh: Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh cá thể được quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp sang công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Thành phần hồ sơ
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
+ Bản sao CMND/CCCC/hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
+ Tờ khai đăng ký thuế
Thẩm quyền
Phòng tài chính kế hoạch cấp Huyện (Quận, Thị xã) nơi đặt địa điểm kinh doanh
Hình thức đăng ký
- Đăng ký qua mạng
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp Huyện ( Quận, Thị xã)
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điên
Những loại thuế mà Hộ kinh doanh phải nộp trong quá trình hoạt động
- Lệ phí môn bài
Theo Điều 5 Nghị đinh 139/2016/NĐ-CP mức lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh được quy định như sau:
Doanh thu |
Mức lệ phí môn bài |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm |
1 triệu đồng |
Doanh thu trên 300– 500 triệu đồng/năm |
500.000 đồng |
Doanh thu trên 100 – 300 triệu đồng/năm |
300.000 đồng |
Doanh thu từ 100 triệu trở xuống |
Miễn lệ phí |
Trường hợp hộ kinh doanh có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm. Nếu mới thành lập thì hộ kinh doanh nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
- Thuế giá trị gia tăng
Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định loại thuế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Tuy nhiên, nếu hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì không chịu thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, cá nhân kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu một năm trên 100 triệu đồng.
Ngoài 3 loại thuế, phí cố định nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu các loại thuế này.
Khách hàng cần cung cấp
Thời gian
- Thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Thực hiện thủ tục kê khai thuế
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com