Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Do đó địa điểm kinh doanh khi thành lập sẽ có ngành nghề kinh doanh trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý ngành nghề của địa điểm kinh doanh và doanh nghiệp cần phải thự hiện thủ tục cập nhật lại mã ngành, nghề kinh doanh của công ty đối với những công ty được thành lập trước 20/08/2018 và chưa tiến hành việc cập nhật ngành nghề cho công ty. Việc cập nhật ngành nghề như thế nào không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được. Luật tư vấn P&P xin cung cấp cho quý khách hành về thủ tục cập nhật lại ngành nghề khi thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
Địa điểm kinh doanh là gì? Cập nhật ngành ngề là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Ngành Kinh doanh là ngành có các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra các giá trị và tiến hành trao đổi vì lợi ích của các bên liên quan.
Cập nhật ngành nghề là việc các doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành nghề cũ đã được cấp trước ngày20/08/2018 tiến hành việc cập nhật bổ sung ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Tại sao phải cập nhật ngành nghề khi thành lập địa điểm kinh doanh?
Khi thành lập thì Địa điểm kinh doanh được phép hoạt động kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký. Hiện nay quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật nên khi thành lập mới địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải cập nhật ngành nghề đăng ký kinh doanh quy định theo quyết định mới. Thông thường, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp trước ngày 20/08/2018 đang hoạt động theo mã ngành nghề cũ thì khi thành lập địa điểm kinh doanh cần thực hiện thủ tục cập nhật ngành nghề cho doanh nghiệp.
Cách khớp lại mã ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam
- Do khi ban hành hệ thống ngành, nghề kinh doanh mới theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 có một số mã ngành, nghề đã được bổ sung và mã hóa lại, có mã ngành khác với mã ngành, nghề cũ hoặc có nội dung khác với nội dung ngành, nghề cũ theo Quyết định số 10/2007/QĐ-ttg ngày 23/01/2007 và hướng dẫn chi tiết ngành nghề kinh doanh theo Quyết định Số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/04/2007.
Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu mã hóa lại các ngành, nghề đăng ký trước đây cho khớp với mã ngành, nghề đăng ký Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. (Về bản chất nội dung ngành nghề không đổi, chỉ thay đổi mã ngành, hoặc có một số ngành nghề thay đổi nội dung, nhưng về bản chất không khác nhau).
Ví dụ như: Mã hóa ngành, nghề cũ theo Quyết định số 10/2007/QĐ-ttg ngày 23/01/2007 và hướng dẫn chi tiết theo Quyết định Số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/04/2007.
Mã ngành: 4100 Xây dựng nhà các loại.
Mã hóa ngành, nghề mới theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 có hiệu lực ngày 20/08/2018:
Mã ngành: 4101 Xây dựng nhà để ở
Mã ngành: 4102 Xây dựng nhà không để ở
Như vây, theo mã hóa ngành, nghề kinh doanh mới, thì ngành "Xây dựng nhà các loại: theo mã ngành cũ là 4100" theo mã hóa ngành, nghề mới được tách ra làm hai mã ngành " 4101 Xây dựng nhà để ở và 4102 Xây dựng nhà không để ở".
Vì vây, khi sửa lại ngành, nghề doanh nghiệp phải thay thế ngành, nghề cũ " mã ngành cũ: 4100 " thành 02 " mã ngành mới là: “4101 và 4102 ".
Hồ sơ cập nhật ngành, nghề kinh doanh
- Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng kí doanh nghiệp
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung chi tiết ngành, nghề kinh doanh.
- Giấy ủy quyền + CMND photo của người được ủy quyền (trong TH doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân đi làm thủ tục)
Thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh.
+ Cách thức: nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện, nộp trực tuyến qua qua hệ thống https://dangkykinhdoanh.gov.vn
+ Thời hạn: 03 ngày làm việc
+ Thẩm quyền: Phòng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng kí kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư
Bước 3: Nhận kết quả
Vướng mắc của khách hàng khi thực hiện cập nhật ngành, nghề khi thành lập địa điểm kinh doanh.
Câu hỏi: Cách ghi mã ngành nghề kinh doanh như thế nào?
Trả lời: Mã ngành nghề kinh doanh phải là mã ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại bảng ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg
Câu hỏi: Trong những trường hợp nào cần phải cập nhật ngành nghề công ty theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg?
Trả lời: Đối với những công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ trước ngày 20/08/2018 và đang hoạt động với mã ngành cũ thì Công ty phải thực hiện việc cập nhật ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg trong các trường hợp sau:
- Thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
- Đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Thực hiện các thủ tục thay đổi các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ…) hoặc doanh nghiệp có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Câu hỏi: Tại sao phải cập nhật ngành nghề khi mở địa điểm kinh doanh?
Trả lời: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cụ thể. Do đó địa điểm kinh doanh sẽ kinh doanh các ngành nghề của công ty đã đăng ký. Mã ngành, nghề kinh doanh hiện nay được sử dụng theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Những doanh nghiệp đăng ký thành lập trước thời điểm văn bản này có hiệu lực đang sử dụng các mã ngành nghề cũ thì phải khớp lại mã ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg để thành lập địa điểm kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Thành lập địa điểm kinh doanh xong rồi mới thực hiện thủ tục cập nhật ngành nghề thì có được hay không?
Trả lời: Khi công ty muốn mở địa điểm kinh doanh mà công ty đang hoạt động theo mã ngành, nghề cũ thì Doanh nghiệp phải tiến hành cập nhật lại mã ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg trước rồi sau đó mới tiến hành thủ tục mở địa điểm kinh doanh bởi doanh nghiệp có mã ngành nghề thì địa điểm kinh doanh hoạt động theo ngành nghề của doanh nghiệp .
Dịch vụ của Luật P&P
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc cập nhật ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- Soạn thảo hồ sơ và tài liệu cần thiết chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký kết hồ sơ
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ
cần chỉnh sửa, bổ sung
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật P&P, quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết