Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

Thành lập một công ty sản xuất khí công nghiệp không chỉ là việc tạo ra sản phẩm cần thiết cho nền công nghiệp mà còn là sự cam kết đối với sự tiến bộ và bền vững. Trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng về nguồn cung khí công nghiệp, việc thành lập một công ty trong lĩnh vực này không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thủ tục và các bước cần thiết để thành lập một công ty sản xuất khí công nghiệp, hãy sẵn sàng cho một hành trình đầy thách thức và cơ hội mới trong ngành công nghiệp này, nơi mà sự sáng tạo và kỹ thuật kết hợp để tạo ra những giá trị vô song.

Sản xuất khí là gì? Sản xuất các loại khí nào?


Sản xuất khí là quá trình xử lý, chuyển hóa các nguyên liệu khí đồng hành, khí tự nhiên thành các sản phẩm khí.

Khí mà thương nhân sản xuất, chế biến là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG). Cụ thể:

LPG

LNG

CNG

Là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas; tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.

Là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas; tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.

Là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao (200 đến 250 bar), có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas.

Điều kiện sản xuất khí


- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

- Cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng

- Dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo Quy trình kiển định tại Thông tư 10/2017/TT-BCT

- Có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật

- Đối với thương nhân sản xuất, chế biến LNG ngoài các điều kiện trên còn phải có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động hóa khí cung cấp cho khách hàng

- Đối với thương nhân sản xuất, chế biến CNG ngoài các điều kiện trên còn phải có trạm nén khí CNG.

Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp


Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp (thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG

Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp


Việc lựa chọn loại hình công ty là quy định bắt buộc khi tiến hành thành lập công ty, phát luật hiện hành quy định các loại hình doanh nghiệp mà cá nhân tổ chức có thể lựa chọn khi tiến hành thành lập công ty như sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

- Khi khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với quý khách

Đặt tên công ty

Phát luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng phải đúng theo các yêu cầu như sau:

- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp

VD: Nếu thành lập công ty sản xuất thực phẩm nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Địa chỉ trụ sở chính của công ty

Thông tin về địa chỉ trụ sở chính là thông tin bắt buộc công ty phải cung cấp cho cơ quan doanh ký doanh nghiệp, và nó là một trong những thông tin nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi tiến hành lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty sản xuất thực phẩm thì công ty phải chú ý như sau:

- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản

Vốn điều lệ công ty

Khi thành lập công ty thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì  hoạt động của công ty. Đối với công ty sản xuât thực phẩm thì pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

- Khi thực hiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ giải trí thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Công ty bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

+ Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

+ Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật

Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật

Ngành nghề kinh doanh

Công ty lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào thì phải đăng ký ngành nghề đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Căn cứ để lựa chọn ngành nghề kinh doanh là dựa vào Danh sách ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục I của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề không được liệt kê trong danh sách này, doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản pháp luật chuyên ngành để xác định ngành nghề cụ thể.

Nếu như khách hàng có vướng mắc trong việc lựa chọn mã ngành và tên ngành nghề để đăng ký thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi đề chúng tôi để được tư vấn về việc lựa chọn ngành nghề để đăng ký với cơ quan nhà nước một cách chính xác nhất

Hồ sơ thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

Các nhân, tổ chức tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-  Điều lệ công ty

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Quy trình thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Thời gian nhận kết quả: 03- 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua khí công nghiệp bưu điện hoặc nộp trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện: Khi thực hiện thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp được tiến hành lần lượt qua các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG


Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG

1. Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 87/2018/NĐ-CP

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh.

3. Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa.

4. Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

5. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LPG chỉ có chai LPG hoặc thuê chai LPG, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2 phải bổ sung các giấy tờ sau:

a) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định chai LPG còn hiệu lực;

b) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với chai LPG.

6. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3, 4 phải bổ sung tài liệu chứng minh có đường ống vận chuyển khí hoặc hợp đồng thuê đường ống vận chuyển khí; bản sao Giấy chứng nhận kiểm định đường ống còn hiệu lực và tài liệu chứng minh có trạm cấp khí đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

7. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3 phải bổ sung tài liệu chứng minh có trạm cấp LNG đáp ứng các quy định về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đã được cấp Giấy chứng nhận còn hiệu lực.

8. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài giấy tờ quy định tại khoản 2, 4 phải bổ sung:

a) Tài liệu chứng minh có xe bồn CNG đã được kiểm định còn hiệu lực;

b) Tài liệu chứng minh có trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

c) Tài liệu chứng minh có trạm nén CNG đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện

1. Thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp thương nhân chưa đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thương nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải nộp phí thẩm định điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực là 10 năm kể từ ngày cấp mới.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện

1. Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini.

2. Sở Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai.

Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp của Luật P&P


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập công ty sản xuất khí công nghiệp

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược