Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

Trong thời đại hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe và lối sống lành mạnh đang trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với đa số mọi người. Trong xu hướng này, sự tiêu thụ rau, củ, quả đã trở nên ngày càng phổ biến và được coi là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Với nhu cầu ngày càng tăng về loại thực phẩm này, việc thành lập một công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả không chỉ là một cơ hội kinh doanh mà còn là một đóng góp quan trọng vào việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng và giàu dinh dưỡng cho cộng đồng. Tuy nhiên, để thành lập và vận hành một công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả một cách hiệu quả và bền vững, không chỉ đòi hỏi sự nhiệt huyết và kiến thức sâu rộng về ngành công nghiệp thực phẩm mà còn phải tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý được quy định bởi cơ quan quản lý và luật pháp. Để thấu hiểu rõ hơn về quá trình này và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hợp pháp và hiệu quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ lưỡng về các thủ tục và yêu cầu cần thiết thông qua bài viết dưới đây của Luật P&P.

Điều kiện thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả


Địa điểm sản xuất

- Không trái với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương (trừ rau mầm và nấm).

- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: mùi, khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.

- Đường dẫn đến địa điểm sản xuất và đường nội đồng đáp ứng việc đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm và không gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất.

- Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ pha, bình bơm được che nắng mưa, cách ly với khu vực chứa sản phẩm, nguồn nước tưới. Đối với nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được khóa cẩn thận, không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng phía trên thuốc dạng bột.

- Có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bể hoặc dụng cụ chứa phải có đáy, mái che, đảm bảo không cho thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư phát tán ra bên ngoài.

- Đối với rau mầm: nơi sản xuất có mái che; không sản xuất trực tiếp trên nền đất, có biện pháp phòng trừ côn trùng và động vật gây hại.

Đất canh tác và giá thể

- Hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 1 QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.

- Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.

Nước tưới

- Hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới không vượt quá giá trị quy định tại Phụ lục 2 QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.

- Trường hợp nước có chứa kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo nước tưới hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.

- Đối với sản xuất rau mầm, nước tưới phải đạt chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.

- Có quy định về vệ sinh cá nhân trong khu vực sản xuất; trường hợp có nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất thì phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo QCVN 01:2011/BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế.

Yêu cầu về lao động

Chủ cơ sở và người lao động trực tiếp có Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quả, chè búp tươi do cơ sở được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ hoặc cơ sở có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, tập huấn cấp.

Điều kiện trong quá trình sản xuất

- Giống, gốc ghép

+ Sử dụng giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người.

+ Hạt giống, cây giống, gốc ghép sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.

- Phân bón

+ Sử dụng phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

+ Phân bón sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.

+ Không được sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Các dụng cụ, nơi phối trộn và lưu giữ phân bón sau khi sử dụng được vệ sinh thường xuyên.

- Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất khác

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

+ Dụng cụ pha, bình bơm phun thuốc bảo đảm an toàn và được vệ sinh thường xuyên.

+ Phải mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng lúc; đúng cách.

+ Thuốc bảo vệ thực vật phải giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.

+ Thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng phải ghi chép, ký hiệu để theo dõi và lưu giữ tại nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước.

+ Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm

- Thu hoạch

+ Dụng cụ thu hoạch, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải phù hợp quy định tại QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT và QCVN 12-3:2011/BYT của Bộ Y tế.

+ Thiết bị, dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

+ Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

+ Sản phẩm sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.

+ Phương tiện vận chuyển cần được làm sạch trước khi vận chuyển sản phẩm. Không vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.

+ Chăn thả vật nuôi

Không thả rông vật nuôi trong vùng sản xuất. Nếu chăn nuôi thì phải có chuồng trại và biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất và sản phẩm sau thu hoạch.

- Xử lý chất thải

+ Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom thường xuyên, xử lý, tiêu hủy theo quy định Nhà nước.

+ Các chất thải khác trong quá trình sản xuất phải được thu gom, đưa ra khỏi khu vực sản xuất hoặc xử lý thường xuyên, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm.

- Quy trình sản xuất

Có quy trình sản xuất với các biện pháp kỹ thuật cụ thể phù hợp với từng loại, nhóm cây trồng và các quy định tại QCVN 01-132:2013/BNNPTNT.

- Hồ sơ lưu trữ

Thông tin cần ghi chép và lưu giữ tối thiểu 01 năm, tính từ ngày thu hoạch để truy xuất nguồn gốc gồm:

+ Giống, gốc ghép: tên giống, nơi sản xuất, hóa chất xử lý và mục đích xử lý (nếu có).

+ Phân bón: tên phân bón, nơi sản xuất, thời gian sử dụng, liều lượng, phương pháp bón, thời gian cách ly.

+ Thuốc bảo vệ thực vật: tên dịch hại, tên thuốc, nơi mua, thời gian sử dụng, nồng độ, liều lượng, dụng cụ phun, người phun thuốc, thời gian cách ly.

+ Sản phẩm: tên sản phẩm, ngày thu hoạch, mã số lô, khối lượng, tên và địa chỉ khách hàng.

- Kiểm soát, đánh giá

Cơ sở sản xuất phải có quy định nội bộ, trong đó phân công rõ trách nhiệm duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thực hiện đánh giá và lập báo cáo đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả


Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty (thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký doanh tại sở kế hoạch và đầu tư)

Vì sản xuất chế biến rau, củ, quả là ngành nghề có điều kiện nên sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty phải tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 2: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty


Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Việc lựa chọn loại hình công ty là quy định bắt buộc khi tiến hành thành lập công ty, phát luật hiện hành quy định các loại hình doanh nghiệp mà cá nhân tổ chức có thể lựa chọn khi tiến hành thành lập công ty như sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

- Để nắm được những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này cho phù hợp với mục đích thành lập công ty của mình, Quý khách hàng nên tham khảo bài viết

LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

- Khi khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với quý khách

Đặt tên công ty

Phát luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng phải đúng theo các yêu cầu như sau:

- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp

VD: Nếu thành lập công ty sản xuất thực phẩm nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Địa chỉ trụ sở chính của công ty

Thông tin về địa chỉ trụ sở chính là thông tin bắt buộc công ty phải cung cấp cho cơ quan doanh ký doanh nghiệp, và nó là một trong những thông tin nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi tiến hành lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty sản xuất thực phẩm thì công ty phải chú ý như sau:

- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản

Vốn điều lệ công ty

Khi thành lập công ty thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì  hoạt động của công ty. Đối với công ty sản xuât thực phẩm thì pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

- Khi thực hiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ giải trí thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Công ty bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

+ Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

+ Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật

Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật

Ngành nghề kinh doanh

Công ty lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào thì phải đăng ký ngành nghề đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Căn cứ để lựa chọn ngành nghề kinh doanh là dựa vào Danh sách ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục I của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề không được liệt kê trong danh sách này, doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản pháp luật chuyên ngành để xác định ngành nghề cụ thể.

Nếu như khách hàng có vướng mắc trong việc lựa chọn mã ngành và tên ngành nghề để đăng ký thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi đề chúng tôi để được tư vấn về việc lựa chọn ngành nghề để đăng ký với cơ quan nhà nước một cách chính xác nhất

Hồ sơ thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

Các nhân, tổ chức tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-  Điều lệ công ty

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Quy trình thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Thời gian nhận kết quả: 03- 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện: Khi thực hiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm được tiến hành lần lượt qua các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty sản xuất thực phẩm

+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm

+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 2: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Các cơ sở có Giấy chứng nhận ISO 22000, HACCP, GMP, BRC, FSSC 22000 không phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Điều này có nghĩa là giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và những loại giấy chứng nhận trên có giá trị pháp lý tương đương nhau. Khách hàng có thể lựa chọn làm giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/GMP/HACCP.

Nếu khách hàng lựa chọn làm giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp.

Nếu khách hàng lựa chọn làm giấy phép sản xuất là giấy chứng nhận ISO 22000/GMP/HACCP, hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có ngành nghề về sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Giấy tờ chứng mình quyền sử dụng đất, kho xưởng, mặt bằng tại nới sản xuất hợp pháp (sổ đỏ/hợp đồng thuê)

- Quy trình sản xuất, sổ tay chất lượng, mục tiêu chất lượng. Nếu khách hàng chưa có Luật P&P có thể hỗ trợ

- Bộ tài liệu về an toàn thực phẩm, kế hoạch tập huấn nhân sự đảm bảo an toàn thực phẩm, tài liệu đánh giá nội bộ. Những tài liệu này nếu khách hàng không thể cũng cấp, Luật P&P có thể xây dựng giúp quý khách hàng.

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép


Quy trình khi thực hiện xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở  tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

+ Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm  thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm  trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm  nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quy trình khi thực hiện xin giấy chứng nhận ISO 22000/GMP/HACCP cho cơ sở sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Xác định, lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp. Gửi yêu cầu chứng nhận cho tổ chức chứng nhận. Các thông tin cần trao đổi bao gồm: Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận; Các bước của thủ tục chứng nhận; Tiêu chuẩn ứng dụng; Các chi phí dự tính; Chương trình kế hoạch làm việc.

- Soạn thảo, xây dựng hồ sơ chứng nhận

- Tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ: Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 22000/GMP/HACCP nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống ISO 22000/GMP/HACCP tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000/GMP/HACCP cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

- Đánh giá chính thức, kiểm tra, thẩm định tại thực địa: Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp. Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

- Cấp giấy chứng nhận ISO 22000/HACCP/GMP bản dự thảo cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý với dự thảo thì cấp giấy chứng nhận ISO 22000/HACCP/GMP chính thức.

- Đánh giá định kỳ hàng năm: Tổ chức chứng nhận sẽ xuống đánh giá một lần/năm. Nếu khách hàng không thực hiện việc đánh giá định kỳ hàng năm này thì Giấy chứng nhận ISO 22000/GMP/HACCP sẽ hết hiệu lực.

Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả của Luật P&P


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập công ty sản xuất chế biến rau, củ, quả

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược