Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Do đó, ngày càng nhiều công ty kinh doanh thực phẩm chức năng ra đời.
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng như sau:

 

Cơ sở pháp lý


-  Luật doanh nghiệp 2014

-  Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

- Thông tư số 43/2018/TT-BCT

Các bước cần thực hiện


Để có thể thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần thực hiện qua hai bước:

- Bước 1: Thành lập công ty

- Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Sau khi xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, doanh nghiệp có thể đăng ký bản công bố sản phẩm đối với từng sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh. Trình tự xin cấp Giấy phép công bố thực phẩm chức năng khách hàng tham khảo tại đây

Bước 1: Thành lập công ty

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp


- Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

- Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để đăng ký doanh nghiệp phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, nếu Quý khách hàng kinh doanh các ngành nghề thông thường nên lựa chọn 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

Đặt tên doanh nghiệp


- Tên doanh nghiệp được cấu thành từ hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp

- Các trường hợp cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản

+ Doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Chọn trụ sở chính


- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

Vốn điều lệ


- Về số vốn: Đối với việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp tự chủ trong việc đăng ký vốn điều lệ 

- Về thời hạn góp vốn: Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tài sản góp vốn: Có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật


- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

- Điều kiện người đại diện theo pháp luật: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

Ngành nghề công ty kinh doanh


Để có thể thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng thì điều quan trọng là cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật. Hiện tại, trong quyết định số 27/2018/QĐ-TTg không quy định ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng nên cần dựa vào luật chuyên nghành là Nghị định 67/2016/NĐ-CP.

Cụ thể doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề: Bán buôn thực phẩm (Chi tiết: Kinh doanh thực phẩm chức năng theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2016/NĐ-CP Quy Định Về Điều Kiện Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm Thuộc Lĩnh Vực Quản Lý Chuyên Ngành Của Bộ Y Tế) – Mã ngành:4632

Thủ tục thành lập công ty 


Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty

Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư.

Trong Thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ). Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty

Bước 5: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Bước 6: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Thành phần hồ sơ


- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 

-  Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Thẩm quyền


- Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty dự định đặt trụ sở

Thời gian


Từ 03 - 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tại sao phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 115/2018 thì Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động; trừ những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.

Do đó, sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp muốn kinh doanh thực phẩm chức năng thì phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp lần đầu Giấy chứng nhận 


- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02b hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Trình tự thủ tục


Bước 1: Doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận

 Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

- Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở: phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm. Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục

Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Thời gian thực hiện


- 35 ngày làm việc

Thẩm quyền


- Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với: Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với: Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;

Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận


- Cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng

Hiệu lực của Giấy chứng nhận


- Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

- Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận

Doanh nghiệp có bị kiểm tra sau khi cấp Giấy chứng nhận?


- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.

- Số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm

Khách hàng cần cung cấp


- Thông tin về công ty: tên, địa chỉ, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật

- Địa chỉ về cơ sở sản xuất

- Tên thực phẩm chức năng

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.

- Nhận tài liệu từ quý khách.

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

 Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 098.9869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược